I. Căn
cứ pháp lý:
-
Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
(BLHS 2015).
-
Bộ Luật tố tụng Hình sự 2015.
-
Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
II. Nội
dung:
Vừa
qua có liên tiếp các trường hợp bác sĩ làm phẫu thuật thẩm mỹ “chui” dẫn đến hậu
quả ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng của nạn nhân. Trong những
trường hợp xảy ra lại được quy định vào các trường hợp tội phạm khác nhau và chế
tài khác nhau. Khi đó tùy vào từng tính chất và các cấu thành của tội phạm để lựa
chọn các tội phạm phù hợp.
Theo
quy định của Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính cho hành
vi vi phạm quy định về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh có thể bị
phạt đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và gấp đôi nếu là tổ chức. Khi hành vi
cấu thành các tội phạm Hình sự thì bác sĩ làm chết bệnh nhân có thể bị khởi tố
về một trong số các tội danh:
-
Vô ý làm chết người.
-
Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
-
Tội giết người.
Xét
cấu thành tội phạm cả 3 tội danh trên đều giống nhau về mặt khách thể và chủ thể.
Điểm chung của yếu tố chủ thể là đều là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
và có năng lực trách nhiệm hình sự (Bác sĩ hoàn toàn đủ tỉnh táo minh mẫn để thực
hiện hành vi).
Về mặt khách thể, đối tượng
bị tác động đến đều là quyền được tôn trọng, bảo vệ về sức khỏe và tính mạng
VD: Khiến người chết trong quá trình thực hiện nghiệp vụ như phẫu thuật, tiêm thuốc,...
Phân
biệt tội phạm:
Yếu
tố chủ quan cấu thành của tội phạm “Vô ý làm chết người” và “Vô ý làm chết người
do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.” đều là lỗi vô ý
có thể là do cẩu thả hoặc quá tự tin trong khi thực hiện công việc của chủ thể
không nghĩ hậu quả sẽ xảy ra. VD: Khi thấy nạn nhân có dấu hiếu của việc nguy
hiểm nhưng vẫn tự tin với bản thân là sẽ không sao đấy chỉ là phán ứng bình thường.
Đối với tội “Giết người” thì khi thực hiện nghiệp vụ của mình bác sĩ cố tình thực
hiện hành vi và có ý mong hậu quả đó xảy ra. Phản ứng tâm lý của chủ thể khi thực
hiện hành vi “Giết người” hay “Vô ý làm chết người” dựa theo đánh giá tâm lý của
bác sĩ (chủ thể) khi thực hiện hành vi đấy. Việc này cần kết hợp cả việc phân
tích yếu tố tâm lý và chuyên môn y học. VD: Con người chỉ chịu được hàm lượng
thuốc gây mê tối đa (nếu hơn sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng) nhưng trong quá
trình thực hiện bác sĩ đã sử dụng gấp ba lần lượng thuốc đó điều đó thể hiện việc
bác sĩ muốn bệnh nhân gặp nguy hiểm.
Tội
“Vô ý làm chết người” và “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc
quy tắc hành chính.” Khác nhau rõ rệt nhất tại mặt khách quan khi chủ thể là
bác sĩ thực hiện hành vi của mình. Nếu đối với tội “Vô ý làm chết người do vi
phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.”,
bác sĩ (chủ thể) chỉ có thể thực hiện hành vi trong hoàn cảnh đặc biệt theo yêu
cẩu của luật. VD: Bác sĩ làm tắt bước, bỏ qua công đoạn gây mê cho nạn nhân khiến
nạn nhân tử vong.
Còn đối đối với tội “Vô ý làm chết người” việc thực hiện không phải là thực hiện
không vi phạm quy tắc nghề nghiệp mà có do vô ý gây ra nhưng trong quá trình
bác sĩ thực hiện hành động của mình. VD: Vô ý trong quá trình thấy nạn nhân có
phản ứng xấu nhưng tự tin hậu quả không xảy ra nên vẫn tiếp tục để thực hiện tiếp
công việc dẫn đến nạn nhân tử vong.
Chế tài chủ thể phải chịu:
Khi
không có yếu tố tăng nặng thì khung hình phạt nặng nhất mà chủ thể thực hiện
hành vi đều tối đa là 05 năm tù. Khi có yếu tố tăng nặng khi phạm tội với 2 người
trở lên thì đối với tội “Vô ý làm chết người” có khung hình phạt cao nhất là 10
năm, còn đối với tội “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc
quy tắc hành chính.” Sẽ có mức phạt tối đa là 15 năm. Riêng với tội “Vô ý làm
chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.” sẽ có thêm
hình phạt bổ sung là: “Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.” vì tính chất đặc thù của chủ thể thực hiện
hành vi phạm tội. Ngoài ra chủ thể còn phải chịu thêm bồi thường dân sự theo
quy định của pháp luật.
Tai nạn nghề nghiệp là điều không một
ai mong muốn xảy ra trong quá trình làm việc. Khi sự kiện pháp lý xảy ra sẽ
phát sinh các quyền lợi nghĩa vụ liên quan sẽ.
Như vậy, việc bác sĩ làm chết bệnh
nhân trong quá trình thực hiện nghiệp vụ , tùy vào tính chất, mức độ của hành vi
mà pháp luật sẽ xem xét trách nhiệm bác sĩ phải chịu.