Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009
2. Tư vấn
Tội cướp tài sản (quy định tại Điều 133 BLHS)
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Tội cưỡng đoạt tài sản (quy định tại Điều 135 BLHS)
Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Như vậy:
Tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi cố ý trực tiếp đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, do người đạt độ tuổi luật hình sự quy định thực hiện.
Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 133 Bộ luật Hình sự) có dấu hiệu đặc trưng sau đây:
- Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.
- Mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác (nhằm chiếm đoạt tài sản).
- Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản là chủ thể thường - bất cứ người nào từ đủ 14 hoặc 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội phạm.
- Mặt chủ quan của tội cưỡng đoạt tài sản: Lỗi cố ý trực tiếp.
- Mục đích phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản.
Điểm khác nhau giữa tội cưỡng đoạt tài sản và tội cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật Hình sự): Tội cưỡng đoạt tài sản và tội cướp tài sản đều có hành vi đe dọa dùng vũ lực. Tuy nhiên, đe dọa ở tội cướp là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc còn đe dọa ở tội cưỡng đoạt là đe dọa sẽ dùng vũ lực. Hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp tài sản có tính chất mãnh liệt là làm cho người bị đe dọa thấy rằng vũ lực sẽ xảy ra ngay, họ không hoặc khó có điều kiện tránh khỏi. Sự đe dọa đã làm ý chí của người bị đe dọa tê liệt giữa hành vi đe dọa và việc dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản có khoảng cách về thời gian. Sức mãnh liệt của sự đe dọa chưa đến mức có thể làm tê liệt ý chí chống cự của người bị đe dọa mà chỉ có khả năng khống chế ý chí của họ. Người bị đe dọa còn có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để quyết định hành động.
Trên đây là phần tư vấn của bộ phận tư vấn Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Mọi thắc mắc cần giải đáp quý khách vui lòng liên hệ theo tổng đài: 19006248
Trân trọng./
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|