Ngày nay, đi kèm với sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước thì tình hình tội phạm trên thế giới diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là hành vi xâm hại trực tiếp đến tính mạng của con người được Bộ luật hình sự gọi đó là tội giết người. Trong bài viết này, hãy cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu về những dấu hiệu pháp lý của tội này nhé!
I. Căn cứ pháp lý:
Điều 123 Bộ luật hình sự
năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
II. Nội dung:
1. Dấu
hiệu
mặt khách quan của tội phạm:
+
Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan
của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người
khác.
Đây
là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hành
vi có khả năng gây ra cái chết cho con người có thể dưới dạng hành động (bắn,
đâm, chém…) hoặc không hành động (không hành động của người giúp việc đối với
người già yếu hoặc người bị bệnh thần kinh là không cho họ ăn uống…)
Hành
vi tước đoạt tính mạng phải là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng
của người khác thì mới được coi là hành vi khách quan của tội giết người. Bởi
vì trên thực tế có nhiều trường hợp tự tước đoạt tính mạng của chính mình và có
những hành vi khách quan gây ra cái chết cho người khác được pháp luật cho phép
(Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác trong trường hợp phòng vệ chính
đáng hay trong trường hợp thi hành bản án tử hình…)
Ngoài
ra, trong thực tiễn xét xử còn gặp những trường hợp tước đoạt tính mạng của người
khác do được nạn nhân yêu cầu. Động cơ của những hành vi này có thể khác nhau,
trong đó có những động cơ mang tính nhân đạo. Ví dụ: Con cái tước đoạt tính mạng
của cha mẹ hay người thân bị mắc bệnh hiểm nghèo nhằm tránh sự đau khổ kéo dài
của họ.
+Dấu
hiệu hậu quả của tội phạm:
Do
tội giết người được xác định là cấu thành tội phạm vật chất nên hậu quả của tội
phạm được xác định là hậu quả chết người. Vì vậy tội giết người chỉ coi là hoàn
thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên
nhân khách quan thì chia làm hai trường hợp. Khi lỗi của chủ thể là lỗi cố ý trực
tiếp thì hành vi phạm tội được coi là tội giết người chưa đạt. Còn khi lỗi của
chủ thể là lỗi cố ý gián tiếp thì đây là tội cố ý gây thương tích (hậu quả
thương tích đã xảy ra đủ cấu thành tội phạm này)
+Dấu
hiệu quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người: Người
có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người đã xảy ra nếu hành vi họ đã thực hiện
là nguyên nhân của hậu quả chết người đã xảy ra đó.
+
Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội bao gồm: công
cụ, phương tiện phạm tội, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm,
hoàn cảnh phạm tội…
2. Dấu
hiệu mặt chủ quan của tội phạm:
+
Dấu hiệu lỗi của chủ thể:
Ở
đây là lỗi cố ý vì cụm từ “giết người” đã bao hàm lỗi cố ý, và có thể là
lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Nếu là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội
thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra (hoặc tất nhiên xảy ra) nhưng
vì mong muốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Còn nếu có lỗi cố ý
gián tiếp người phạm tội nhận thức hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến
tính mạng người khác, thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để
đạt được mục đích của mình người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
(Điều 10 BLHS).
+
Dấu hiệu mục đích, động cơ phạm tội:
Mục
đích, động cơ phạm tội không được mô tả trong CTTP cơ bản của tội giết người. Nhưng
trên thực tế, hành vi cố ý tước đoạt tính mạng trái pháp luật tính mạng người
khác có thể được thực hiện với các mục đích cũng như các động cơ khác nhau. Tuy
nhiên, hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác vì mục đích
nhất định hoặc do động cơ nhất định có thể cấu thành tội phạm khác mà không cấu
thành tội giết người. Ví dụ: hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của
người khác vì mục đích gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng cấu thành tội
khủng bố theo Điều 299 BLHS.
3. Dấu
hiệu chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường.
Do đó, căn cứ vào Điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì một người
phạm tội giết người khi họ từ 14 đủ tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm
hình sự (có đầy đủ năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi
của xã hội)
4. Dấu
hiệu khách thể của tội phạm:
Tội
giết người theo Điều 123 BLHS đã xâm phạm đến quyền sống của con người. Đây là
một trong những quyền con người thiêng liêng nhất được quy định trong Điều 19
Hiến pháp 2013: “Điều 19: Mọi người có quyền sống.
Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng
trái luật”.
Đối
tượng tác động của hành vi tước đoạt tính mạng trong tội giết người là “người
khác” và người đó phải là người đang sống. Thời điểm bắt đầu của người đang
sống tính từ thời điểm được sinh ra và kết thúc khi sự sống thực sự chấm dứt.
Trên đây chúng tôi đã phân tích rất kỹ
về những dấu hiệu pháp lý của tội giết người. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng
liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ
nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội
(cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm
thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai -
0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản
lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp
- 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và
gia đình - 0976.933.335
Hồng Dinh