Thực tế hiện nay, đối với người khuyết tật học nghề đã khó, tiếp cận với việc làm còn khó hơn. Bên cạnh những người sử dụng lao động đã có những nhìn nhận tích cực đối với người khuyết tật, thì vẫn có không ít cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp từ chối tuyển dụng hoặc dè dặt khi xét hồ sơ xin việc của người khuyết tật. Không ít người khuyết tật đi xin việc làm, các nhà tuyển dụng vẫn đặt người khuyết tật lên bàn cân so sánh với người bình thường bởi mức độ nhanh nhẹn, linh hoạt trong công việc chưa kể đến trình độ, khả năng tiếp cận công việc.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Lao động 2012
- Luật Người khuyết tật 2010
- Nghị định 144/2013/NĐ-CP
Người sử dụng lao động từ chối người khuyết tật vào làm việc có vi phạm pháp luật không?
Giải quyết việc làm cho người khuyết tật không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vì vậy cũng có trách nhiệm giải quyết việc làm cho người lao động trong đó có người khuyết tật. Đặc biệt người khuyết tật là đối tượng lao động đặc thù nên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân càng cần phải có sự quan tâm đến đối tượng này nhằm đảm bảo cho họ được bình đẳng như những người lao động khác mà không bị phân biệt đối xử.
Về phía Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.
Về phía cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật thì việc làm đối với người khuyết tật cần đảm bảo những điều kiện quy định tại Điều 33 Luật Người khuyết tật 2010, cụ thể như sau:
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật.
Nhận thấy, việc nới lỏng những yêu cầu tuyển dụng đối với người khuyết tật không chỉ có ý nghĩa xã hội rất to lớn mà còn giúp các doanh nghiệp có thể có được những người lao động tuy là người khuyết tật nhưng làm việc hiệu quả vì trên thực tế có rất nhiều người khuyết tật có một trình độ học vấn cao hoặc có khả năng đặc biệt trong nhiều lĩnh vực cụ thể; họ cũng là những người có trách nhiệm và nỗ lực hòa thành công việc của mình.
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong việc tạo điều kiện cho người khuyết tật trong quá trình làm việc?
Vai trò của người sử dụng lao động trong quá trình này là vô cùng quan trọng. Nó góp phần hỗ trợ người khuyết tật có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc của mình. Theo Điều 177 Bộ Luật Lao động 2012 quy định về sử dụng lao động là người khuyết tật:
“1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lao động là người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khoẻ của họ.
2. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.”
Mặc dù khi tuyển dụng vào doanh nghiệp thì người khuyết tật đã được xem xét đến mức độ phù hợp với vị trí công việc tuy nhiên người sử dụng lao động vẫn cần tạo điều kiện hỗ trợ để người lao động thích nghi như: sắp xếp chỗ ngồi làm việc phù hợp, sắp xếp thời gian làm việc linh động, có chế độ khuyến khích, khích lệ lao động…
Mặt khác, thông thường người lao động khuyết tật là những đối tượng có khiếm khuyết các chức năng của cơ thể và không thể có thể trạng, sức khỏe hoàn thiện như người lao động bình thường. Do vậy, pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động là người khuyết tật có các hành vi sau nhằm với mục đích phòng tránh những rủi ro xảy ra đối với người lao động khuyết tật:
- Sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
- Sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Hành vi từ chối tuyển dụng người khuyết tật có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Nếu người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định trách nhiệm về lao động, việc làm của người sử dụng lao động đối với người khuyết tật thì sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo Điều 13 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, cụ thể:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
- Phạt tiền đối với một trong các hành vi: Không bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lao động là người khuyết tật và không thường xuyên chăm sóc sức khỏe của họ; không tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ theo một trong các mức sau đây:
+ Từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng khi vi phạm từ 01 người đến dưới 10 người;
+ Từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng khi vi phạm từ 10 người đến dưới 50 người;
+ Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng khi vi phạm từ 50 người đến dưới 100 người;
+ Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng khi vi phạm từ 100 người trở lên.
Bên cạnh đó áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lao động là người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khỏe của họ; buộc tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân.
05 điểm mới của Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi văn bản hướng dẫn Bộ Luật Lao động Chính phủ vừa ban hành Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định... |
Ký hợp đồng lao động nhiều lần với người lao động nước ngoài: Nên áp dụng như thế nào? Các doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài đang mắc kẹt trong việc ký kết hợp đồng lao động... |
Doanh nghiệp thiếu việc làm, cho người lao động nghỉ không hưởng lương có hợp pháp? Biết Luật lao động giúp chúng ta bảo vệ quyền lợi cho bản thân và nhận những phúc lợi mà chúng ta có... |