Chính phủ vừa ban hành Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/12/2018.
Chính phủ vừa
ban hành Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật
lao động. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/12/2018.
Dưới đây là 06 điểm mới nổi bật của
Nghị định 148/2018/NĐ-CP:
1. Sửa đổi quy định về người giao
kết hợp đồng lao động
Thay vì quy định
“chủ hộ gia đình” (điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP), điểm c Khoản
1 Điều 1 Nghị định 148 sửa lại thành “Người
được các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách
pháp nhân ủy quyền làm người đại diện theo quy định của pháp luật”. Như vậy
chủ thể giao kết hợp đồng lao động được mở rộng hơn.
Điểm e Khoản 1
Điều 1 quy định chỉ trường hợp người đại diện theo pháp luật quy định tại điều
lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã (điểm a) và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ
chức theo quy định của pháp luật (điểm b) mới ủy quyền để giao kết hợp đồng.
2. Sửa đổi quy định về hợp đồng
lao động với người lao động cao tuổi
Theo đó, Khoản
3 Điều 1 Nghị định 148 quy định khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc
người lao động cao tuổi không có đủ sác khỏe thì hai bên “thỏa thuận” chấm dứt
hợp đồng lao động thay vì hai bên “thực hiện” chấm dứt như quy định trước đây (Khoản
2 Điều 6 Nghị định 05).
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
3. Bãi bỏ Khoản 5 Điều 14 Nghị định
05 về quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp
thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động.
Thay vào đó là
bổ sung Điều 14a quy định mới về thời hạn thanh toán quyền lợi của người sử dụng
lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Điều 14a còn bổ sung trường hợp
kéo dài thời gian thanh toán do “người sử
dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế”.
4. Sửa đổi trình tự xử lý kỷ luật
lao động (tại điều 30 Nghị định 05) (Tham khảo bài viết: Rút ngắn thời gian xử
lý kỷ luật lao động)
- Theo quy định mới tại Khoản 12
Điều 1 Nghị định 148, người sử dụng lao động phải phát hiện và lập biên bản
hành vi vi phạm rồi mới thông báo để tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
- Người sử dụng lao động thông
báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần
tham dự quy định tại Điềm b,c Khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động, đảm bảo
các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành
cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông
báo.
- Khi nhận được thông báo của người
sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
thông báo, thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật
lao động phải được xác nhận tham dự cuộc họp. Quy định này mới so với Điều 30
Nghị định 05.
- Trường hợp một trong các thành
phần quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động không các nhận
tham dự cuộc họp, hoặc nếu lý do không chính đáng hoặc đã xác nhận tham dự
nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao
động. Thay vì quy định thông báo 03 lần mà không đến tham dự như trước đây, tiết
kiệm thời gian, có lợi cho cả 2 bên người lao động và người sử dụng lao động. Như
vậy, theo trình tự mà Nghị định 148/2018/NĐ-CP quy định, việc xử lý kỷ luật lao
động hoàn toàn có thể được tiến hành trong vòng 05 ngày làm việc.
5. Kỷ
luật sa thải: Không cần phải là người đại diện theo pháp luật
Theo
quy định tại Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP: Nếu người giao kết hợp đồng lao động
bên phía người sử dụng lao động không phải là người đại diện theo pháp luật
(người được ủy quyền) thì chỉ được xử lý vi phạm kỷ luật với hình thức Khiển
trách, không được xử lý bằng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06
tháng, cách chức hoặc sa thải.
Tuy nhiên, Khoản
12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Điều 30 Nghị định
05/2015/NĐ-CP đã không còn quy định nêu trên, chỉ còn quy định “người giao kết hợp đồng lao động bên phía
người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động
đối với người lao động”.
Theo
đó, Nghị định 148/2018/NĐ-CP đã “cởi trói” cho doanh nghiệp, tổ chức trong quá
trình xử lý kỷ luật lao động khi loại bỏ quy định người được ủy quyền chỉ được
xử lý vi phạm kỷ luật với hình thức khiển trách. Khi được ủy quyền, họ có thẩm
quyền xử lý kỷ luật lao động với hình thức khiển trách hoặc kéo dài thời hạn
nâng lương không quá 06 tháng, cách chức hoặc sa thải.
6. Sửa
đổi quy định về kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc (Khoản 13
Điều 1 Nghị định 148)
Theo đó quy định
rõ “Người sử dụng lao động” áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong trường
hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Lý do không chính
đáng cũng được dẫn chiếu đến Khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động 2012.
Đồng thời chia
2 hành vi tự ý bỏ việc riêng biệt:
a) 05 ngày làm
việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 tháng (30 ngày), kể từ ngày đầu
tiên tự ý bỏ việc;
b) 20 ngày làm
việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 năm (365 ngày), kể từ ngày đầu
tiên tự ý bỏ việc.
Trên đây là những điểm mới nổi bật của
Nghị định 148/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 24/10/2018, có hiệu lực từ
15/12/2018. Như đã phân tích ở trên, Nghị định này có nhiều điểm thay đổi mà
người lao động cần cập nhật để bảo vệ quyền lợi của mình.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân.
Ký hợp đồng lao động nhiều lần với người lao động nước ngoài: Nên áp dụng như thế nào? Các doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài đang mắc kẹt trong việc ký kết hợp đồng lao động... |
Doanh nghiệp thiếu việc làm, cho người lao động nghỉ không hưởng lương có hợp pháp? Biết Luật lao động giúp chúng ta bảo vệ quyền lợi cho bản thân và nhận những phúc lợi mà chúng ta có... |
Chế độ thử việc theo quy định của Bộ luật Lao động 2012. Thử việc là giai đoạn bản lề, góp phần quyết định sự hợp tác giữa doanh nghiệp và người lao động.... |