Tuyển dụng tưởng chừng như việc rất quen thuộc và đơn giản với nhiều doanh nghiệp, đơn vị. Thế nhưng thực tế nhiều nhà tuyển dụng chưa tuân thủ theo trình tự, thủ tục luật định, và họ cũng không biết rằng việc tuyển dụng tùy tiện không theo quy định pháp có thể bị xử phạt. Vậy pháp luật quy định về việc tuyển dụng lao động như thế nào?
Bộ luật lao động năm 2012 quy định tuyển dụng là một quyền của
người sử dụng lao động, “Người sử dụng
lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp
cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao động phù
hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh.”.
Tuy nhiên, việc tuyển dụng vẫn phải
tuân thủ theo quy định pháp luật. Căn cứ
Nghị định 03/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về
việc làm, trình tự, thủ tục, tuyển lao động như sau:
Thứ nhất, ít nhất 05 ngày làm việc
trước ngày nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ
chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo
công khai về nhu cầu tuyển lao động. Nội dung thông báo bao gồm:
- Nghề, công
việc, trình độ chuyên môn, số lượng cần tuyển;
- Loại hợp đồng dự kiến giao kết;
- Mức lương dự kiến;
- Điều kiện làm việc cho từng vị
trí công việc.
Thứ hai, hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động
của người lao động gồm các văn bản sau đây:
- Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh
trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị
trí cần tuyển;
- Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy
định của Bộ Y tế;
- Các giấy tờ cần thiết khác theo
quy định của pháp luật.
Tư vấn pháp luật: 19006248
Thứ ba, khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển
lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp
cho thuê lại lao động có trách nhiệm quản lý hồ sơ và thông báo cho người lao động
thời gian tuyển lao động.
Cuối cùng, người sử dụng lao động, tổ chức
dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo công khai kết
quả tuyển lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả tuyển
lao động.
Trường hợp
người lao động không trúng tuyển hoặc không tham gia dự tuyển, người sử dụng
lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động
phải trả lại đầy đủ hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày người lao động yêu cầu.
Chú ý, người
sử dụng lao động chi trả các chi phí cho việc tuyển lao động và được hạch toán
vào chi phí sản xuất, kinh doanh các khoản chi phí sau đây:
- Thông báo tuyển lao động;
- Tiếp nhận, quản lý hồ sơ đăng ký dự tuyển lao
động;
- Tổ chức thi tuyển lao động;
- Thông báo kết quả tuyển lao động.
Nếu doanh
nghiệp không tuân thủ trình tự, thủ tục trên thì có thể bị xử phạt theo Nghị định
88/2015/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP:
“Điều 4a. Vi phạm về
tuyển, quản lý lao động
1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một
trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo
công khai về nhu cầu tuyển lao động hoặc thông báo ít hơn 05 ngày làm việc trước
khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động hoặc thông báo không đảm bảo
các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật;
b) Không thông báo
công khai kết quả tuyển lao động hoặc thông báo sau 05 ngày làm việc, kể từ
ngày có kết quả tuyển lao động.
2. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong
các hành vi sau đây:
a) Thu tiền của người
lao động tham gia tuyển lao động;
b) Không lập sổ quản
lý lao động; lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn, không đảm bảo các nội
dung cơ bản theo quy định pháp luật; không ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về
người lao động vào sổ quản lý lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực; không
cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động.
3. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới
tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn
giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động.
4. Biện pháp khắc phục
hậu quả: Buộc người sử dụng lao động hoàn trả người lao động khoản tiền đã thu
đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.”
Như vậy người tuyển dụng lao động phải tuân theo trình tự thủ tục luật định, nếu không có thể bị xử phạt hành chính ít nhất từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Trúc Quỳnh
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Bác sỹ giết vợ tại Cao Bằng bị xử lý như thế nào? Mấy ngày qua, sự việc bác sỹ chuyên khoa 1, (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng) sát hại vợ là chị Đặng... |
Bà trùm ma túy với vỏ bọc hotgirl bị tuyên án tử hình Bị cáo Trần Kim Yến từng có vỏ bọc hoàn hảo khi là hot girl sang chảnh, chủ một shop thời trang và... |
Vì sao người môi giới bị xử lý hình sự còn gái bán dâm thì lại không? Có rất nhiều bạn đọc thắc mắc không biết lý do tại sao người môi giới mại dâm thì bị xử lý hình sự... |
Sử dụng nước hoa kích dục để hiếp dâm Hiện nay có rất nhiều kẻ sử dụng nhiều thủ đoạn đồi bại để thực hiện được ham muốn của bản thân với...
|