CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 03/2014/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2014
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC LÀM
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25
tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6
năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi
hành một số điều của Bộ luật
lao động về việc làm.
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành
một số điều của Bộ luật lao động về chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm; Quỹ quốc
gia về việc làm; chương trình việc làm địa phương và tuyển, quản lý lao động.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Bộ luật lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Bộ luật lao động.
3. Cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
khác có liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này.
Chương 2.
CHỈ TIÊU TẠO VIỆC LÀM TĂNG THÊM, QUỸ QUỐC GIA VỀ
VIỆC LÀM, CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM ĐỊA PHƯƠNG
Điều 3. Chỉ tiêu
tạo việc làm tăng thêm
1. Chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Bộ luật lao động là chỉ tiêu phản ánh số người lao động có việc làm tăng
thêm trong kỳ báo cáo.
2. Ủy ban nhân dân các cấp phải xây dựng và
tổ chức thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong các chương trình, dự án
và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, hằng năm.
3. Trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm
tăng thêm thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hằng
năm, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo
việc làm tăng thêm tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên;
b) Hằng
năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung
là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu
tạo việc làm tăng thêm tại địa phương, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ
trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch
và Đầu tư hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện chỉ tiêu
tạo việc làm tăng thêm 05 năm và hằng năm.
Điều 4. Quỹ quốc
gia về việc làm
1. Nguồn hình thành Quỹ quốc gia về việc làm
bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước;
c) Các nguồn hợp pháp khác.
2. Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng cho
các hoạt động sau đây:
a) Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động để hỗ trợ tạo việc
làm, duy trì và mở rộng việc làm;
b) Hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do suy
giảm kinh tế để hạn chế người lao động mất việc làm;
c) Hỗ trợ phát triển tổ chức dịch vụ việc làm
và hệ thống thông tin thị trường lao động.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ
trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm.
4. Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch
bổ sung ngân sách nhà nước cho Quỹ quốc gia về việc làm, trình Thủ tướng Chính
phủ quyết định.
Điều 5. Chương
trình việc làm địa phương
1. Chương trình việc làm của địa phương theo
quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Bộ luật lao động, bao gồm:
Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu, đối tượng, phạm vi thực hiện, thời gian, tổ chức
thực hiện và cơ chế, chính sách để thực hiện.
2. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của địa
phương trong từng thời kỳ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chương trình việc làm của địa phương, trình
Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; tổ chức thực hiện chương trình và hằng
năm báo cáo kết quả về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chương 3.
TUYỂN, QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
Điều 6. Tuyển lao
động
Việc tuyển người lao động Việt Nam làm
việc cho người sử dụng lao động Việt Nam; làm việc trong khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế (sau đây gọi chung là khu công
nghiệp) theo quy định tại Điều 11 và Khoản 2 Điều 168 của Bộ
luật lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp
hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để
tuyển người lao động Việt Nam;
2. Người lao động có quyền trực tiếp với
người sử dụng lao động hoặc đăng ký tại tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc
làm.
Điều 7. Thủ tục,
trình tự tuyển lao động
1. Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày nhận hồ sơ đăng ký dự
tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh
nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao
động. Nội dung thông báo bao gồm:
a) Nghề, công việc, trình độ chuyên môn, số
lượng cần tuyển;
b) Loại hợp đồng dự kiến giao kết;
c) Mức lương dự kiến;
d) Điều kiện làm việc cho từng vị trí công
việc.
2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người
lao động gồm các văn bản sau đây:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định;
b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh
trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị
trí cần tuyển;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của
Bộ Y tế;
d) Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định
của pháp luật.
3. Khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động,
người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê
lại lao động có trách nhiệm quản lý hồ sơ và thông báo cho người lao động thời
gian tuyển lao động.
4. Người sử dụng lao động, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh
nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo công khai kết quả tuyển lao động
trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả tuyển lao động.
5. Trường hợp người lao động không trúng tuyển hoặc không tham
gia dự tuyển, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh
nghiệp cho thuê lại lao động phải trả lại đầy đủ hồ sơ đăng ký dự tuyển lao
động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động yêu cầu.
6. Người sử dụng lao động chi trả các chi phí
cho việc tuyển lao động và được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh các
khoản chi phí sau đây:
a) Thông báo tuyển lao động;
b) Tiếp nhận, quản lý hồ sơ đăng ký dự tuyển
lao động;
c) Tổ chức thi tuyển lao động;
d) Thông báo kết quả tuyển lao động.
Trường hợp tuyển lao động thông qua tổ
chức dịch vụ việc làm thì người sử dụng lao động phải thanh toán tiền phí dịch
vụ việc làm về tuyển lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định
của pháp luật.
Điều 8. Báo cáo sử
dụng lao động
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người
sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với người
sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng
đại diện.
2. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, người sử dụng lao động phải báo
cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc
khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, doanh nghiệp
cho thuê lại lao động phải báo cáo số lao động cho thuê lại với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội nơi đặt
trụ sở, chi nhánh, văn phòng
đại diện.
4. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình sử dụng và thay đổi về lao động trong
các doanh nghiệp tại địa phương, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình sử dụng và thay đổi về lao động trong các
doanh nghiệp tại địa phương, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 9. Số quản lý
lao động
Người sử dụng lao động lập số quản lý lao
động, quản lý và sử dụng số theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Hiệu lực
thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 15 tháng 3 năm 2014.
2. Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4
năm 2003 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc
làm hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 11. Trách
nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các
Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b). 300
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Bác sỹ giết vợ tại Cao Bằng bị xử lý như thế nào? Mấy ngày qua, sự việc bác sỹ chuyên khoa 1, (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng) sát hại vợ là chị Đặng... |
Bà trùm ma túy với vỏ bọc hotgirl bị tuyên án tử hình Bị cáo Trần Kim Yến từng có vỏ bọc hoàn hảo khi là hot girl sang chảnh, chủ một shop thời trang và... |
Vì sao người môi giới bị xử lý hình sự còn gái bán dâm thì lại không? Có rất nhiều bạn đọc thắc mắc không biết lý do tại sao người môi giới mại dâm thì bị xử lý hình sự... |
Sử dụng nước hoa kích dục để hiếp dâm Hiện nay có rất nhiều kẻ sử dụng nhiều thủ đoạn đồi bại để thực hiện được ham muốn của bản thân với...
|