Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi cướp tài sản.
Ngày 6-12, Công an huyện Long Hồ (tỉnh
Vĩnh Long) cho biết, vừa ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam 4 tháng đối với
Phan Thị Bạch Tuyết (50 tuổi; ngụ thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp) và Nguyễn Phương Đại (37 tuổi, ngụ xã Phước Hậu, huyện Long Hồ) để điều
tra về hành vi "Cướp tài sản".
Khoảng 2 giờ ngày 1-11, Công an huyện
Long Hồ nhận được tin báo tại quán cà phê do Tuyết làm chủ (ở ấp Tân Bình, xã
Tân Hạnh, huyện Long Hồ) xảy ra xô xát. Theo trình bày của ông T.M.T (hành nghề
xe ôm; 41 tuổi; ngụ tỉnh Đồng Tháp), do cãi nhau với vợ, ông T. lấy xe chạy đến
Vĩnh Long và ghé vào quán cà phê của bà Tuyết. Tại đây, nữ tiếp viên rủ ông T.
vào trong kích dục với giá 200.000 đồng. Ông T. đồng ý và trả trước tiền rồi
cùng tiếp viên vào bên trong quán.
Một lúc sau, ông T. quay ra định đi về,
nữ tiếp viên chặn lại nói ông chưa trả tiền nên giật bóp của ông. Trong bóp có
13,5 chỉ vàng 24K cùng số tiền 7,5 triệu đồng, tổng giá trị tài sản khoảng 54
triệu đồng là số tiền ông T. vừa bán lúa và tích góp nhiều năm khi chạy xe ôm.
Khi ông T. phản ứng thì một thanh niên trong quán cầm cây tấn công liên tục làm
ông rách mí mắt, phải đến bệnh viện cấp cứu.
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 (Nguồn: Internet)
Sau khi đánh nạn nhân và cướp tài sản,
Tuyết bỏ trốn và bị bắt vào tối 15-11 tại xã Long An, huyện Long Hồ. Riêng Đại,
người đánh ông T., đã ra công an đầu thú vào ngày hôm sau.
Theo Công an huyện Long Hồ, đây là
quán cà phê nằm trong tầm ngắm của lực lượng công an. Đại bảo kê cho quán và sống
chung như vợ chồng với bà Tuyết. Thời gian gần đây, Tuyết mở quán cà phê hoạt động
mại dâm trá hình gây mất an ninh trật tự.
Người dân bức xúc phản ánh, Công an
huyện Long Hồ kiểm tra, bắt quả tang nhân viên quán 2 lần kích dục cho khách và
bị lực lượng chức năng xử phạt vi phạm hành chính.
Về mặt pháp lý, hành vi cướp tài sản
có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều
168 Bộ luật Hình sự 2015 về “Tội
cướp tài sản”, các yếu tố cấu thành tội như sau:
1.
Mặt khách thể của tội phạm
Khách thể của tội cướp tài sản là quyền
sở hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và quyền bất khả xâm phạm
về tính mạng, sức khỏe con người. Đối tượng tác động của tội cướp tài sản là tài
sản bao gồm vật, tiền và con người.
2.
Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội cướp tài sản
được thể hiện bởi một trong các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức
khắc, hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không
thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
+ Dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh
vật chất (có vũ khí, công cụ, phương tiện khác) để chủ động tấn công người quản
lý tài sản hoặc người khác, gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị tấn
công và làm cho họ mất khả năng chống cự lại để cướp tài sản.
+ Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc:
là đe dọa dùng ngay tức thì sức mạnh vật chất nếu người bị tấn công không chịu
khuất phục để buộc người bị tấn công phải sợ và tin rằng nếu không để họ lấy
tài sản thì tính mạng, sức khỏe sẽ bị nguy hại.
+Hành vi khác làm cho người bị tấn
công lâm vào tình trạng không thể chống cự được là hành vi làm cho người bị tấn
công tuy biết sự việc đang xảy ra nhưng không có cách nào chống cự được.
Người bị tấn công là người đang quản
lý, trông coi tài sản. Xét mối quan hệ sở hữu, thì tài sản đó có thể là tài sản
của người bị tấn công hoặc của người khác nhưng người bị tấn công thường là người
đang trực tiếp quản lý tài sản hoặc cá biệt người bị tấn công không có trách
nhiệm quản lý tài sản nhưng có thể làm cản trở việc chiếm đoạt của người phạm tội.
Lưu
ý: Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức và được
coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành
vi dùng bạo lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác làm cho
người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, không kể người phạm
tội có chiếm đoạt được tài sản hay không.
3. Mặt
chủ thể của tội phạm: là người từ đủ 14 tuổi trở lên đủ năng lực trách
nhiệm hình sự
4.
Mặt chủ quan của tội phạm: tội cướp được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt và mong muốn chiếm
đoạt tài sản đó.
Tội cướp tài sản được quy định tại Điều
168 Bộ luật Hình sự 2015 gồm 4 khung hình phạt và các hình phạt bổ
sung. Căn cứ vào kết quả điều tra và tình tiết vụ án, mức hình phạt cuối cùng của
hai đối tượng trên sẽ tùy vào quyết định của Tòa án.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI
VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ
thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật
TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc
E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5,
Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.Ly
Bé gái lớp 6 mang thai hơn 7 tháng Theo lời bé gái 11 tuổi, cháu đã bị một thanh niên gần nhà hãm hiếp nhiều lần nhưng do bị đe dọa nên... |
Bắt 1 nhân viên bảo vệ VFF có hành vi “phe vé” Việt Nam - Philippines. Liệu có bị xử phạt? Trước trận bán kết lượt về AFF Cup 2018 giữa đội tuyển Việt Nam và Philipppines, Công an đã bắt quả... |
Hai nữ nhà báo bị nhắn tin đe dọa tính mạng Tin nhắn với nội dung đe dọa được gửi đến hai nhà báo từng thực hiện phóng sự điều tra hoạt động... |