Liên quan đến vụ xe container tông hàng loạt người chờ đèn đỏ tại Long An, với hậu quả là làm 4 người chết và hơn 10 người bị thương, người lái xe tải có thể phải chịu trách nhiệm thế nào trước pháp luật và với các nạn nhân?
Theo báo cáo nhanh của Ban An toàn
giao thông tỉnh Long An (ATGT), khoảng 15h chiều 2/1, xe container biển kiểm
soát 62C-043.48 chạy từ Long An đi TPHCM đến ngã tư Nhựt Chánh, huyện Bến Lức,
Long An đã đâm nhiều phương tiện đang chờ đèn đỏ.
Vụ tai nạn giao thông (TNGT) đã làm
3 người chết tại chỗ, 17 người bị thương (trong đó có nhiều người bị thương nặng),
làm hư hỏng 21 xe máy.

Hình ảnh vụ tai nạn ở Bến Lức (Long An)
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
khi xảy ra tai nạn vận tốc của xe container là 45km/h. Cục Đăng kiểm Việt Nam
cho biết, xe ô tô đầu kéo biển kiểm soát 62C-043.48, nhãn hiệu HYUNDAI HD700, sản
xuất năm 2015 tại Hàn Quốc, xe được kiểm định lần gần nhất ngày 30/3/2018 và có
hạn kiểm định đến 29/3/2019, Chủ xe theo giấy đăng ký là Cty TNHH Thạnh Đức.
Tài xế điều khiển xe là Phạm Thành Hiếu (SN 1987, ngụ Thạnh Đức, huyện Bến Lức)
đã có bằng lái FC do Sở Giao thông vận tải TPHCM cấp ngày 29/9/2015 và có giá
trị đến ngày 6/10/2020
Cơ quan chức năng bước đầu thông
tin chắc chắn sẽ khởi tố vụ án để điều tra.
Trách nhiệm của người tài xế?
1. Trách nhiệm Hình sự
Nếu khi xảy
ra vụ việc, bản thân động cơ hay máy móc của chiếc xe tải hoạt động bình thường,
tức là việc tài xế đâm vào người tham gia giao thông không phải do sự cố hỏng
hóc của chiếc xe tải khiến tài xế mất lái, mà do lỗi chủ quan của người lái xe
(ví dụ: có nồng độ cồn trong máu, ấn nhầm chân phanh,…) thì nhiều khả năng về
hành vi, người lái xe có thể phạm tội theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, bởi
theo hình ảnh ghi lại vụ việc thì người tài xế đã đi sang làn đường xe máy và
vượt đèn đỏ- tức vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ.
“Điều
260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia
giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt
hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về
tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
….
3. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người
trở lên;
b) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của
những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về
tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
….
5. Người phạm tội còn
có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ
01 năm đến 05 năm.”
Theo đó,
với hậu quả làm chết 4 người và gây thương tích cho nhiều người, nếu lỗi do người
tái xế như nói ở trên, thì người tài xế có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm
theo khoản 3 Điều 260 BLHS 2015, đồng thời còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Ước tính ngoài thiệt hại về người, xe tải còn gây thiệt hại khoảng 21 chiếc xe máy
2. Trách nhiệm dân sự
Bên cạnh trách nhiệm hình sự,
người tái xế cũng phải chịu trách nhiệm dân sự- bồi thường thiệt hại.
Xe tải là tài sản của Cty TNHH Thạnh Đức, nhiều
khả năng tài xế là người của Công ty này đang thực hiện công việc được giao,
trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân trước hết thuộc về
Công ty này, sau đó người tài xế có trách nhiệm bồi hoàn lại cho Công ty khoản
tiền bồi thường đó, theo Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều
597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Pháp nhân phải bồi thường
thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân
giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi
trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
Trường hợp
người tài xế là người của pháp nhân trên nhưng khi gây ra vụ tai nạn lại đang
không trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được Công ty giao thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do người tài xế thực hiện trực tiếp.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
T.Q
Cựu công an chạy hủy án giá 770 triệu đồng Ngày 29/12, VKSND Hà Nội ra cáo trạng truy tố Đào Văn Hiệu (40 tuổi, nguyên cán bộ Cục Hồ sơ nghiệp... |
Có 2 án treo thì thi hành án như thế nào? Luật Thi hành án hình sự không quy định trường hợp hai bản án treo phải thi hành như thế nào. Điều... |
Thiếu nữ 16 tuổi bị tên cướp đâm trọng thương vì giật lại điện thoại Giật được chiếc điện thoại iPhone của chị Nhàn, Ngọc Anh bỏ chạy được một đoạn đường thì ngã xe do... |