Trong giao dịch, hợp đồng dân sự dân sự, khi các bên đã thỏa thuận thống nhất xác lập giao dịch, hợp đồng và để đảm bảo giá trị pháp lý (trong một số trường hợp nhất định) thì sẽ tiến hành công chứng giao dịch, hợp đồng đó. Tuy nhiên, nhiều người đặt ra câu hỏi: Vậy khi hợp đồng đã được công chứng thì có hủy bỏ được không?
Giá
trị của văn bản công chứng
- Văn bản công chứng có
hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề
công chứng.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực
thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực
hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy
định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa
thuận khác.
- Hợp đồng, giao dịch
được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng,
giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên
bố là vô hiệu.
Theo
đó, khi hợp đồng đã được công chứng thì các bên phải có nghĩa vụ thi hành; nếu
trường hợp bên nào không thực iện đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng thì bên
khác còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết
theo quy định của pháp luật. Một trong các yêu cầu có thể đưa ra khởi kiện
tại Tòa đó là yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đã giao kết và đã được công chứng
đó vô hiệu nếu rơi vào các trường hợp giao dịch vô hiệu theo pháp luật dân sự;
cụ thể khi rơi vào 01 trong 08 trường hợp sau theo quy định từ Điều 122 – 130 Bộ
luật dân sự 2015:
(1) Vô hiệu do vi phạm
điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
(2) Vô hiệu do giả tạo;
(3) Vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;
(4) Vô hiệu do bị nhầm
lẫn;
(5) Vô hiệu do bị lừa dối,
đe dọa, cưỡng ép;
(6) Vô hiệu do người
xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình;
(7) Vô hiệu do không
tuân thủ quy định về hình thức hợp đồng.
(8) Vô hiệu do hợp đồng
có đối tượng không thể thực hiện được.

Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
Hủy
bỏ hợp đồng đã công chứng
Một cách giải quyết
khác, đó là nếu các bên trong hợp đồng đã công chứng cùng thống nhất muốn hủy bỏ
hợp đồng thì các bên sẽ tiến hành thủ tục “Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng,
giao dịch” theo quy định của pháp luật công chứng. Cụ thể, theo quy định tại Điều
51 Luật Công chứng 2014, khi các bên nhất trí hủy bỏ hợp đồng đã công chứng thì
sẽ tiến hành như sau:
- Tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao
dịch đóc phải có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản về việc hủy bỏ hợp đồng đã
công chứng.
- Việc công chứng hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã
được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc
công chứng đó và do công chứng viên tiến hành.
Trường hợp tổ chức hành
nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi,
chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng
đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
- Thủ tục công chứng việc
hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công
chứng hợp đồng, giao dịch.
Cách
thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công
chứng
Thành
phần hồ sơ:
– Phiếu yêu cầu công chứng
hợp đồng, giao dịch (theo mẫu quy định)
– Dự thảo hủy bỏ hợp đồng,
giao dịch(trường hợp tự soạn thảo);
– Bản sao giấy tờ tuỳ
thân;
– Bản sao giấy chứng nhận
quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định
đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng,
trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
– Bản sao giấy tờ
khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.