Quyền
riêng tư là một trong những quyền con người, quyền công dân cơ bản được pháp luật công nhận, bảo vệ. Quyền riêng tư đối với trẻ em lại càng được
đặc biệt chú trọng vì trẻ em thuộc nhóm yếu thế, chưa phát triển đầy đủ về nhận
thức, thể chất để có thể tự bảo vệ mình trước các hành vi tác động, xâm hại đến
mình.
Theo
Hiến pháp năm 2013, trẻ em (người dưới 16 tuổi) được Nhà nước, gia đình và
xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ
em; nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao
động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em (khoản 1, Điều 37).
Luật
Trẻ em năm 2016, có hiệu lực từ ngày 1/6/2017, quy định trẻ em có quyền bất khả
xâm phạm vềddowif sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia
đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân
phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi
thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật
đối với thông tin riêng tư (Điều 21).

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006248
Khoản
2, Điều 54 luật Trẻ em 2016 cũng quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý,
cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động
trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời
sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật”.
Theo
Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016, hành vi công bố, tiết lộ thông tin về đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7
tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em là hành vi bị nghiêm cấm.
Để
đảm bảo thực thi các chính sách về trẻ em, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
56/2017, có hiệu lực từ ngày 1/7/2017, quy định chi tiết một số điều của Luật
Trẻ em. Trong đó, Điều 33 của Nghị định giải thích rõ thông tin bí mật đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm
nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông
tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân;
số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán,…
Hiện
nay chưa có quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính về quyền trẻ em, trong
đó có hành vi vi phạm về quyền riêng tư của trẻ em. Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy
định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc
trẻ em không có quy định cụ thể về xử lý hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ
em. Tuy vậy, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, có thể căn cứ vào
những quy định pháp luật khác có liên quan để xử lý đối với hành vi xâm phạm
quyền riêng tư của trẻ em.
Đối
với hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em trên môi trường mạng, Nghị định
174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô
tuyến điện (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 49/2017) quy định, đối với vi phạm
về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp liên quan đến hành
vi tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân,
tổ chức có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định thì bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (khoản 2, Điều 64).
Đối
với vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội liên quan đến hành vi tiết
lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức
có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định thì bị phạt tiền từ 20.000.000
đồng đến 30.000.000 đồng.
Đối
với vi phạm của thành viên gia đình tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu
thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình (trong đó có trẻ em) nhằm xúc phạm
danh dự, nhân phẩm; sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự,
nhân phẩm thành viên gia đình; phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh,
âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân thì bị xử phạt từ
1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm - khoản 2 Điều 51
Nghị định 167/2013.
Về
hình sự, tùy tính chất, mức độ, hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư
tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của
người khác; tội làm nhục người khác… theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Mọi
hành vi vi phạm về quyền của trẻ em nói chung và quyền riêng tư của trẻ em nói
riêng, nếu gây ra thiệt hại thì người thực hiện hành vi vi phạm phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.
Mặc
dù quyền riêng tư của trẻ em đã được Hiến định và luật định rõ ràng và chặt chẽ
nhưng trên thực tế, quyền riêng tư của trẻ em lại rất dễ bị xâm phạm, đặc biệt
là trên môi trường mạng với sự phát triển nhanh chóng của internet, mạng xã hội
và các thiết bị thông minh… Trong khi đó, chế tài đối với hành vi vi phạm quyền
riêng tư của trẻ em thì chưa được quy định mới. Hiện nay, hình ảnh trẻ em xuất
hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông, tuy nhiên, việc sử dụng ảnh trẻ
em được phép ở mức độ nào thì không vi phạm đến quyền riêng tư của trẻ em?...
Những tình huống cụ thể như vậy cần phải được hướng dẫn thực hiện trong các văn
bản dưới luật.
Bên
cạnh đó, để Luật Trẻ em đi vào cuộc sống, ngoài việc điều chỉnh các quy định
tại Bộ luật Hình sự thì cần phải có nghị định xử phạt vi phạm hành chính riêng
về các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
http://congly.vn/hoat-dong-toa-an/tieu-diem/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-bao-ve-quyen-rieng-tu-cua-tre-em-289878.html
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.L
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu? Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc... |
Đã trúng tuyển nhưng muốn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự phải làm sao? Công dân đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự thì bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nhập ngũ. Nếu muốn xin... |
Quy định mới về mức lãi suất khi chơi họ, hụi, biêu, phường từ 05/04/2019 Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ... |
Những trợ cấp, quyền lợi bạn sẽ được nhận khi nhập ngũ Nhập ngũ là nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam đủ điều kiện để tham gia, thể hiện trách nhiệm của... |