Liên quan đến vụ
án nàng dâu gian dối, lừa đảo 3,9 tỷ đồn của gia đình nhà chồng, PV
Seatimes đã có cuộc trao đổi ngắn với luật sư Nguyễn Hồng Thái, Công ty Luật
TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp (Hilap).
Theo luật sư Thái “từ những thông tin báo chí đưa,
có thể thấy rõ ràng Nhung đã dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của
người khác mà các nạn nhân chính là mẹ chồng, anh chồng, hành vi của Nhung đã
đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như VKSND tỉnh
Khánh Hòa đã truy tố.
Thứ nhất, nhận thấy rằng Nhung đã có hành vi gian dối
như lập sổ tiết kiểm khống của mẹ chồng và anh chồng.
Thứ hai, hậu quả đã xảy ra là mẹ chồng và anh chồng
đã mất tiền. Tổng số tiền thiệt hại là 3,9 tỷ đồng.
Căn cứ vào số tiền đã bị chiếm đoạt có giá trị lớn
hơn năm trăm triệu đồng thuộc điểm a khoản 4 điều 139 BLHS thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân.
Tuy nhiên khi định khung ở đây, chúng ta cũng cần
xem xét các tình tiết giảm nhẹ như mức độ khắc phục hậu quả, nhân thân… theo
điều 46 BLHS. Nhưng trong trương hợp này, tôi cho rằng Nhung khó có mức án thấp
hơn mươi hai năm tù” .
Trước đó, VKSND tỉnh Khánh Hòa đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Đỗ Thị Kim Nhung về tội “Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng, Đỗ Thị Kim Nhung (trú Phước Đồng,
TP.Nha Trang) nguyên là giao dịch viên của Ngân hàng Thương mại cổ phần PĐ -
Chi nhánh Khánh Hòa. Đồng thời, Nhung là con dâu của bà N.T.Q và là em dâu của
anh V.T.H (cùng trú tại Nha Trang).
Từ tháng 3/2012 đến 12/2012, khi bà Q. và anh H. đưa
tiền nhờ Nhung gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, Nhung đã sáu lần thực hiện
hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tiền. Cụ thể, Nhung lấy các phôi tiết kiệm,
phôi kỳ phiếu ngắn hạn của ngân hàng đã được trưởng phòng kế hoạch đóng dấu,
ký tên sẵn rồi làm sổ tiết kiệm khống giao cho bà Q., anh H. Qua đó, Nhung
chiếm đoạt 3,9 tỷ đồng (bà Q. 900 triệu đồng, anh H. 3 tỷ đồng).
Khi đến thời hạn ngân hàng trả lãi thì Nhung gửi lãi
cho bà Q. và anh H. Đến hết hạn (tháng 12/2012) anh H. cầm các sổ tiết kiệm đến
Ngân hàng Phương Đông rút tiền thì ngân hàng không cho rút vì qua kiểm tra
phát hiện sổ tiết kiệm, kỳ phiếu ngắn hạn không có giá trị tất toán. Hoảng hốt,
anh H. đề nghị kiểm tra các sổ tiết kiệm của bà Q. cũng phát hiện các sổ trên
đều là sổ tiết kiệm khống. Bà Q. và anh H. đã làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan
công an.
Nhung đã thừa nhận hành vi của mình. Số tiền chiếm
đoạt được, Nhung khai trả tiền mua đất, đưa cho chồng mở phòng mạch khám bệnh,
chi tiêu cá nhân, trả lãi, trả nợ cho việc kinh doanh vàng bị thua lỗ…
Seatimes - 17/05/2014
07:30
http://www.baomoi.com/Nang-dau-am-39-ty-dong-nha-chong-doi-mat-an-chung-than/58/13828359.epi
Điều 139 của Bộ luật Hình sự. Mức hình phạt dành
cho tội này như sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài
sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng
hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh
nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu
đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu
đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
|
|