(HNM) - Thời gian gần đây, trên địa bàn một số quận của TP Hà Nội xuất hiện rất nhiều chữ viết, hình vẽ “lạ” trên tường, cửa nhà dân, công trình công cộng, gây bức xúc trong dư luận. Việc làm này nếu chưa được sự cho phép của chủ sở hữu các công trình là vi phạm pháp luật, đồng thời làm mất mỹ quan đô thị.
Dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi vừa
qua, anh Phạm Ngọc Minh, nhà ở phường Yên Phụ, quận Tây Hồ vừa bỏ 2 triệu đồng
sơn lại nhà cửa để đón xuân, nhưng chỉ qua đêm mùng 4 tháng Giêng, cửa cuốn nhà
anh đã bị bôi bẩn bởi nhiều nét vẽ loằng ngoằng. "Tôi lại phải tốn công, tốn
tiền để sơn lại. Bức xúc mà không biết kêu ai vì đối tượng vẽ trộm vào ban
đêm" - anh Ngọc Minh chia sẻ.
Tương tự, nhiều cửa cuốn, tường của
hàng trăm hộ dân đường Nghi Tàm, Âu Cơ, Yên Phụ (quận Tây Hồ) cũng bị vẽ bậy.
Thậm chí, tuyến đường Nghi Tàm mới được đầu tư mở rộng để tạo diện mạo mới về cảnh
quan văn minh đô thị, nhưng những bức tường dọc tuyến đường này cũng xuất hiện
hình vẽ tự phát.
Khảo sát thêm tại nhiều tuyến đường
phố các quận khác, phóng viên nhận thấy tình trạng viết, vẽ bậy tràn lan trên
diện rộng và xuất hiện cả ở những khu vực trọng điểm về giao thương, tuyến phố
chính, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn minh đô thị. Cụ thể như
bức tường phố Gầm Cầu cạnh cầu Long Biên, tường rào tại ngã tư chắn tàu Điện
Biên Phủ - Nguyễn Thái Học; tại các khu nhà chờ xe buýt đường Trần Nhật Duật,
Trần Quang Khải, Hoàng Diệu, Hàng Than... Đáng phê phán hơn, đối tượng còn viết,
vẽ bậy lên rất nhiều tủ điện, nhà vệ sinh công cộng, cột điện tại những tuyến
phố trung tâm như: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Tràng Tiền...
“Những chữ viết và hình vẽ quái dị
này mất mỹ quan, cần được điều tra tìm ra "chủ bút" và có hình thức xử
lý thích đáng” - bác Lê Hùng ở phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm bức xúc. Còn
anh Brad Kevin, người Anh, giáo viên dạy tiếng Anh tại Hà Nội đã 3 năm bày tỏ:
"Loại hình vẽ tranh đường phố graffiti (vẽ lên tường) là một hình thức quảng
bá hình ảnh, tôn vinh vẻ đẹp của một nơi, nhưng hình vẽ phải phù hợp truyền thống,
văn hóa nơi đó và phải được sự cho phép của người quản lý (đối với cá nhân) hoặc
cơ quan chức năng (đối với nơi công cộng). Nhưng việc viết, vẽ graffiti lên tường,
cửa nhà dân, những công trình công cộng trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay tôi rất
phản đối vì mất mỹ quan”.
Di tích bị vẽ bậy (Ảnh: Internet)
Tăng cường giám sát của cộng đồng
Ông Trương Minh Tiến, nguyên Phó
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho rằng, việc vẽ tranh bích họa đường
phố nếu có sự quản lý và hướng dẫn của những nhà mỹ học thì rất tốt, tôn lên vẻ
đẹp phố phường, xóa đi sự “khô khan” từ những bức tường xi măng nhà cửa hay
công trình công cộng. Nhiều vùng nông thôn, cùng với xây dựng nông thôn mới là
phong trào vẽ tranh tường về cảnh đẹp quê hương đất nước; ở nội thành vẽ tranh
đường phố có hiệu quả khi tranh vẽ ở xung quanh trường học phù hợp với môi trường
sư phạm; gần đây là việc vẽ tranh trang trí tủ điện cũng mang lại hiệu ứng tốt,
làm đẹp diện mạo đô thị.
"Song, ngược lại, vẽ tranh
bích họa đường phố tự phát không được kiểm duyệt nội dung có thể gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến văn hóa truyền thống, mất mỹ quan, thậm chí tác động đến nếp sống,
nếp nghĩ, tư duy của nhiều người...", ông Trương Minh Tiến nhấn mạnh.
Ông Hoàng Xuân Sáng, Chủ tịch
UBND phường Yên Phụ cho biết, sau khi đường Nghi Tàm được mở rộng, dọc bức tường
ở đây bị vẽ bậy, phường đã chỉ đạo Đoàn thanh niên phường tiến hành sơn phủ trắng,
nhưng sau đó, những mảng tường màu trắng tái xuất hiện hình vẽ graffiti tự
phát. Nhằm ngăn chặn việc này, phường chỉ đạo lực lượng công an tăng cường tuần
tra, kiểm soát, xác định đối tượng vẽ bậy. Đồng thời, đề nghị ban bảo vệ dân phố
và các hộ dân ven đường tố giác nếu thấy hiện tượng vi phạm.
Về việc này, bà Chu Minh Tân, Trưởng
phòng Văn hóa - Thông tin quận Tây Hồ cho hay: “Quận đang chỉ đạo các cơ quan
chuyên môn vào cuộc tuần tra, mật phục bởi đa phần các bức tranh được vẽ lén
lút vào ban đêm, ít người qua lại. Để phát hiện các hiện tượng vẽ tự phát, vai
trò giám sát, phát hiện của cộng đồng rất quan trọng nên cần phải tuyên truyền
để người dân cùng vào cuộc”.
Theo luật sư Hồng Thái, Công ty
Luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp: Việc viết, vẽ hình lên tường nhà người
khác, tường công cộng do Nhà nước quản lý mà chưa được sự đồng ý, cho phép là
hành vi vi phạm pháp luật. Bởi, tường nhà, hàng rào nhà ở của người dân là tài
sản thuộc sở hữu cá nhân hoặc tường công cộng là tài sản của Nhà nước, do Nhà
nước quản lý nên cần phải xin phép khi vẽ hoặc có bất cứ hành vi nào tác động
lên đó. Dưới góc độ pháp luật, tùy tính chất, mức độ thiệt hại mà có thể xem
xét để xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu tài sản
bị hành vi viết, vẽ, xâm hại là di vật, cổ vật thì người viết, vẽ bị phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm
hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm.
https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/927590/tu-y-ve-noi-cong-cong-tuong-nha-dan-vi-pham-phap-luat-boi-xau-do-thi?fbclid=IwAR2F-2gimYUix3VX3d9-AsfM96HkYJ6sK2-UQouNOP549xjGbsV0aOdxpg8
Xử lý các trường tự ý gắn mác quốc tế như thế nào?
Thưa luật sư, việc các trường tại Việt Nam tự ý gắn mác quốc tế có vi phạm pháp luật ko, nếu có thì bị xử lý như thế nào?
|
Trả lời phỏng vấn về vụ việc Honda Hà Tĩnh bị yêu cầu bồi thường 15% giá trị xe vì tự ý tháo lắp, sửa chữa ô tô?
Trao đổi quanh vụ khách hàng tố Honda Hà Tĩnh tự ý sửa chữa, thay đổi phụ tùng xe mà không thông báo cho khách hàng, luật sư Thái cho biết, nếu đôi bên không thỏa thuận được, bên thiệt hại hoàn toàn có thể kiện bên kia ra tòa để đòi quyền lợi.
|
Vụ sai phạm về chấm thi ở Hà Giang: Đối tượng gây ra sai phạm sẽ bị xử lý ra sao?
Liên quan đến sai phạm về chấm thi THPT Quốc gia ở Hà Giang đang gây xôn xao trong dư luận, theo luật sư, tùy vào mức độ, người có hành vi sửa chữa, thay đổi điểm thi của thí sinh tùy mức độ hành vi có thể bị buộc thôi việc hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
|
Người làm giả bệnh án tâm thần cho tội phạm sẽ bị mức hình phạt ra sao?
Liên quan đến vụ việc công an Hà Nội đã phát hiện một đường dây chuyên "chạy" bệnh án tâm thần cho tội phạm nhằm trốn tránh sự phát hiện, điều tra, xử lý của cơ quan công an đang gây xôn xao dư luận, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Công ty Luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp cho hay một số quan điểm...
|
Luật sư Nguyễn Hồng Thái: “Tôi đã dành trọn tình yêu cho công lý”
Cách đây hơn hai mươi năm về trước, Luật sư Nguyễn Hồng Thái đã đặt ra mục tiêu lớn cho cuộc đời mình là sẽ trở thành một doanh nhân thành đạt. Và anh đã nỗ lực, phấn đấu đạt được điều đó, với sức trẻ - độ tuổi mà người nào cũng sẽ dám ước, dám làm và thực hiện nó bằng chính nhiệt huyết luôn cháy...
|
Giả tai nạn giao thông nhằm trục lợi bảo hiểm bị xử lý thế nào?
Vừa qua, một phụ nữ tên N ở Hà Nội đã thuê người chặt tay chân mình để giả bị tai nạn giao thông, nhằm trục lợi tiền bảo hiểm. Sau vụ việc này nhiều bạn đọc thắc mắc: người cố ý tạo tai nạn để trục lợi bảo hiểm sẽ bị xử lý ra sao? Nếu chưa đạt được mục đích thì có bị xử lý hay không?
|
Nghề luật sư không dành cho người hời hợt và lười biếng
Đó là chia sẻ của luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp nhân ngày truyền thống Luật sư Việt Nam 10/10.
|
Cần có những chế tài đủ mạnh xử lý hành vi bạo hành trong lĩnh vực y tế
(PLO) - Tình trạng cán bộ, nhân viên y tế (CBNVYT) bị bạo hành ngay trong cơ sở khám chữa bệnh đang là vấn đề gây bức xúc trong ngành y tế
|
Nữ giáo viên U40 và cuộc trò chuyện dài 5h khiến luật sư choáng váng
Không ít lần, luật sư Thái gặp phải những tình huống hài hước đến mức… cười ra nước mắt. Chuyện một nữ giáo viên ngồi suốt 5 giờ đồng hồ kể chuyện đời tư, xong tha thiết nhờ luật sư… chọn cho mình một anh người yêu khiến luật sư Thái không thể quên!
|
Hàng xóm ngán ngẩm vì liên tiếp nhận thiệp mời cưới của “quý ông” 6 đời vợ
“Tôi đã tư vấn ly hôn cho hàng trăm cặp vợ chồng nhưng chưa bao giờ gặp lại thân chủ của mình nhiều lần như vậy. Tôi không biết nên gọi anh ấy là người “may mắn” hay “bất hạnh” trong hôn nhân nữa”, luật sư Thái hóm hỉnh nói.
|