Trong thời gian qua, lợi dụng các điều kiện thông thoáng trong đăng ký thường trú nên tại các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện tình trạng nhiều đối tượng lợi dụng cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để trục lợi hoặc người đó không sinh sống thực tế tại chỗ ở đó. Hành vi này là trái pháp luật và sẽ bị xử phạt.
Bộ Công an cho biết, trong thời
gian qua, lợi dụng các điều kiện thông thoáng trong đăng ký thường trú nên tại
các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã xuất
hiện tình trạng nhiều đối tượng lạm dụng các quy định này để nhập hộ khẩu gây mất
cân đối về phân bố dân cư và an sinh xã hội, làm tăng tốc độ tăng dân số cơ học
tạo nên sức ép về các vấn đề xã hội và vấn đề quản lý trật tự, an toàn xã hội.

Những hành vi cho người khác đăng
ký cư trú vào chỗ ở của mình để trục lợi hoặc người khác đó không sinh sống thực
tế tại chỗ ở đó thì có thể bị phạt theo Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia
đình:
“Điều
8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
3. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ
sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
b) Làm giả sổ hộ khẩu,
sổ tạm trú hoặc giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú;
c) Sử dụng sổ hộ khẩu,
sổ tạm trú giả;
d) Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc
trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó;
đ) Cá nhân, chủ hộ gia
đình cho người khác nhập hộ khẩu vào cùng một chỗ ở của mình nhưng không bảo đảm
diện tích tối thiểu trên đầu người theo quy định;
e) Ký hợp đồng lao động
không xác định thời hạn với người lao động không thuộc doanh nghiệp của mình để
nhập hộ khẩu;
g) Sử dụng hợp đồng lao
động trái với quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu;
h) Không khai báo tạm
trú cho người nước ngoài thuê nhà để ở.”
Theo đó người cho người khác đăng
ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú
không sinh sống tại chỗ ở đó thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
4.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn phải có biện pháp khắc
phục hậu quả theo khoản 5 Điều 8 trên. Đó là bị buộc nộp lại số lợi bất hợp
pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính về đăng ký cư trú trên.
Một số hành vi cũng chịu cùng mức xử
phạt với hành vi trên cần lưu ý là: cho người khác nhập hộ khẩu vào cùng một chỗ
ở của mình nhưng không bảo đảm diện tích tối thiểu trên đầu người theo quy định,
Sử dụng hợp đồng lao động trái với quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu, ký hợp
đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động không thuộc doanh nghiệp
của mình để nhập hộ khẩu, Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà
để ở,..
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Trúc Quỳnh
Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt thế nào? Theo quy định của pháp luật về cư trú, trẻ sinh ra phải được nhập hộ khẩu cho trong thời hạn 60 ngày... |
Thuê phòng trọ không có hợp đồng, xâm phạm chỗ ở trái phép ? Câu hỏi: "Chào luật sư, cho em xin hỏi vấn đề sau ạ. Em hiện tại đang thuê trọ tại quận 11, thành... |
Hà Nội: Đất đang tranh chấp vẫn được cấp sổ đỏ? Mong rằng các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ sớm xem xét, giải quyết vụ việc này để sớm có câu |