Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Nhìn lại lịch sử nghề luật sư ở Việt Nam

(Số lần đọc 1847)
Nghề luật sư đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu (1884), những luật sư hành nghề đầu tiên là người có quốc tịch Pháp hoạt động ở Nam kỳ - vùng lãnh thổ thuộc Pháp. Với Sắc lệnh ngày 30/1/1911, nhà cầm quyền Pháp đã mở rộng cho người Việt Nam không có quốc tịch Pháp được làm luật sư. Trải qua nhiều thăng trầm, nghề luật sư Việt Nam đã sản sinh ra nhiều thế hệ luật sư không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có nhiều đóng góp cho cách mạng nhằm giải phóng cho dân tộc

Để tôn vinh những luật sư có nhiều cống hiến cho đất nước, xin giới thiệu đến bạn đọc loạt bài viết về những luật sư như tiêu biểu trong suốt chiều dài hơn 100 năm của nghề luật. Kỳ đầu tiên là bài viết " Trăm năm nghề luật".

Nghề luật sư nước ta Thời kỳ thuộc Pháp

Năm 1858, Rigault De Genouilly bắn phá vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu thời kỳ xâm lăng của thực dân Pháp trên đất nước ta. Sau khi xâm lược Nam kỳ, ngày 26 tháng 11 năm 1876, toàn quyền Pháp ban hành Nghị định về việc biện hộ tại toà án cho người Pháp hoặc người Việt mang quốc tịch Pháp. Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở nước ta và toàn cõi Đông dương, thực dân Pháp chia ra 5 xứ để cai trị: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Ai Lao, Cao miên. Toàn quyền Pháp ký Sắc lệnh thành lập Đoàn luật sư Sài Gòn và Hà Nội, gồm các luật sư đã tốt nghiệp trường Luật ở Pháp có quốc tịch Pháp. Tiếp đến sắc lệnh ngày 30 tháng 01 năm 1911, nhà cầm quyền Pháp đã mở rộng nghề luật sư không hạn chế chỉ người Pháp và người Việt mang quốc tịch Pháp, mà còn có cả người Việt mang quốc tịch Việt.

Ngày 25 tháng 5 năm 1930, toàn quyền Pháp ký Sắc lệnh tổ chức Luật sư đoàn ở Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẳng. Sắc lệnh này lại mở rộng thêm cho các luật sư không chỉ biện hộ cho thân chủ có quốc tịch Pháp mà cho cả thân chủ không phải là quốc tịch Pháp; không chỉ biện hộ ở tòa án Pháp mà cả toà Nam án. Người Việt Nam đầu tiên làm luật sư là ông Phan Văn Trường, tốt nghiệp trường Đại học Luật ở Pháp và làm luật sư tại Paris .

00358.jpg

Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248

Phong trào Mặt trận Bình dân ở Pháp (1936 -1939) đã đấu tranh bảo vệ quyền dân chủ ở Pháp, lan rộng ra các nước thuộc địa của Pháp, sau đó mới có luật sư Việt Nam.

Thời kỳ độc lập sau năm 1945:

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời; Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp. Ngày 10 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL về tổ chức các Đoàn luật sư trong nước. Điều thứ 1 của Sắc lệnh ghi nhận: “Các tổ chức các đoàn thể luật sư trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn tạm giữ như cũ.. Sắc lệnh ngày 25 tháng 5 năm 1930 quy định những tổ chức ấy vẫn tạm thi hành với các điều sửa đổi sau này”. Những điều sửa đổi bao gồm: điều 5 (Sắc lệnh 25/5/1930) thay bằng điều 3 (Sắc lệnh 46/SL) với những quy định chặt chẽ để được liệt danh vào bảng luật sư tại Tòa Thượng thẩm Hà Nội hay Sài Gòn, đó là: có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt nam, nữ; có bằng cử nhân luật; đã làm tập sự trong ba năm (kể từ ngày tuyên thệ) ở một Văn phòng luật sư thực thụ trong nước; có hạnh kiểm tốt; được bằng chứng nhận đã hết hạn tập sự và đủ tư cách làm luật sư thực thụ. Điều 4 của Sắc lệnh quy định về bầu Hội đồng luật sư, hoặc Ban luật sư thực thụ tùy theo địa hạt có mười văn phòng trở lên hay dưới mười văn phòng. Điều 5 của Sắc lệnh quy định những luật sư đã tập sự được mười tám tháng thì Hội đồng luật sư có thể cho phép tạm quản lý một văn phòng.

Có thể nói, Sắc lệnh số 46/SL là sắc lệnh đầu tiên về luật sư của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Cách mạng lâm thời và của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với chế định luật sư ở nước ta. Tuy nhiên, việc hành nghề luật sư theo Sắc lệnh số 46/SL chỉ  hạn chế ở Tòa Thượng thẩm Sài Gòn và Hà Nội. Sắc lệnh số 163/SL ngày 23 tháng 2 năm 1946 về tổ chức các Tòa án binh cũng có quy định cho bị cáo có quyền nhờ luật sư bào chữa. Tiếp đến, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946, điều 67 ghi nhận: ”Các phiên tòa đều xét xử công khai, trừ trường hợp đặc biệt, người bị cáo có quyền bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”. Nhưng hơn một tháng sau, ngày 19 tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và kéo dài, hòa trong khí thế sôi sục của các tầng lớp dân cư khắp các miền Bắc, Trung, Nam cầm vũ khí chống giặc Pháp xâm lược, nhiều luật sư đã tham gia kháng chiến. Vì vậy, vai trò, vị trí của người luật sư Việt Nam không được thể hiện rõ nét trong giai đoạn này.

Đến năm 1949, để khôi phục lại tình trạng thiếu luật sư, Sắc lệnh số 69/SL ngày 18 tháng 6 năm 1949 được ban hành, quy định chế định bào chữa viên cho các bị cáo tại tòa án. Điều 1 của Sắc lệnh ghi rõ: “Từ nay đến khi nào có thể lệ khác, trước các tòa án thường và tòa án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình, trừ tòa án binh tại mặt trận, bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bào chữa cho. Công dân do bị can đã tự chọn để bênh vực mình phải được ông Chánh án thừa nhận”. Cũng từ Sắc lệnh này, để mở rộng thêm quyền bào chữa, Điều 2 quy định: “Nếu bị can không có ai bênh vực, ông Chánh án có thể, tự mình hay theo lời yêu cầu của bị can, cử một người ra bào chữa cho bị can”. Ngày 22 tháng 12 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếp Sắc lệnh số 144/SL mở rộng cho người không phải là luật sư cũng được bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong các vụ án dân sự. Điều 1 Sắc lệnh số 144/SL sửa lại Điều 1 của Sắc lệnh số 69/SL như sau: “Từ nay, trước tòa án việc xử hộ và thương mại, trước các tòa án thường và tòa án đặc biệt xử việc tiểu hình, đại hình, trừ tòa án binh tại mặt trận, nguyên cáo, bị cáo và bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực cho mình. Công dân đó phải được ông Chánh án thừa nhận”.

Sau Hiệp định Genève năm 1954, Việt Nam bị chia cắt hai miền với hai chế độ khác nhau: miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam còn trong vòng kiềm tỏa của đế quốc Mỹ. Ở miền Bắc, ngày 31 tháng 12 năm 1958, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hiến pháp thứ hai), trong đó điều 101 quy định: “Việc xét xử tại các Tòa án nhân dân đều công khai, trừ  trường hợp đặc biệt do luật định. Quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo”.

Ở miền Nam, trường Đại học Luật khoa Huế, Đà Lạt, Sài Gòn đào tạo nhiều cử nhân Luật, một số sinh viên tốt nghiệp cử nhân Luật được đào tạo để trở thành Luật sư và đã hành nghề. Trong các tòa Vi cảnh, tòa Sơ thẩm, tòa Đại hình, tòa Thượng thẩm đều có công tố viện và có luật sư tranh luận, bào chữa bảo vệ thân chủ. Luật sư có quyền tham gia trong giai đoạn điều tra, giai đoạn tranh tụng trước tòa.

Chẳng hạn, trong giai đoạn điều tra sơ vấn, “nếu nghi can yêu cầu được một hay nhiều luật sư dự kiến, cơ quan điều tra phải báo thị bằng mọi cách, kể cả bằng điện thoại cho luật sư biết trước hai giờ để đến dự kiến...” (Điều 40 Bộ Hình sự tố tụng 1972 ban hành theo Sắc luật số 027-TT/SLu ngày 20 tháng 12 năm 1972 của chính quyền Sài Gòn). Cuộc chấp cung sẽ thi hành trước sự hiện diện của luật sư, trừ trường hợp nghi can từ chối có luật sư; sự từ chối này được ghi vào biên bản hỏi cung. Tại Tòa Sơ thẩm tiểu hình, giám định viên có thể hỏi bị can hoặc các bên đương tụng đều có sự hiện diện của dự thẩm và luật sư, trừ trường hợp đặc biệt. Tại Tòa Thượng thẩm, cuộc tranh luận giữa chưởng lý và luật sư của các đương sự được diễn tiến. Sau khi cuộc tranh luận chấm dứt, Phòng Luận tội sẽ nghị án, ngoài sự hiện diện của chưởng lý, các đương sự, luật sư và lục sự  (Điều 203, 204 Bộ Luật Hình sự tố tụng 1972)...

Thời kỳ sau khi thống nhất đất nước:

Năm 1975, chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử, đất nước thống nhất, nghề luật sư Việt Nam, vì nhiều lý do nên chưa tổ chức lại nhưng đến ngày 18 tháng 12 năm 1980, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua; quyền tự do dân chủ của công dân được khẳng định trong Hiến pháp, trong đó có điều 133 ghi nhận: “Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định. Quyền bào chữa được bảo đảm. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị can, bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”.

Vì vậy, trong khi chưa có Pháp lệnh về luật sư, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, được sự đồng ý của Bộ Tư Pháp, ngày 30 tháng 4 năm 1984 đã ra Quyết định về tổ chức thành lập Đoàn luật sư Hà Nội. Ngày 18 tháng 12 năm 1987, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Tổ chức Luật sư gồm 6 chương, 25 điều, trong đó quy định thành lập các đoàn luật sư ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; xác định Đoàn luật sư là tổ chức nghề nghiệp của luật sư; điều kiện gia nhập Đoàn luật sư; các hình thức giúp đỡ pháp lý của luật sư; quyền và nghĩa vụ của luật sư; thù lao của luật sư, quỹ Đoàn luật sư...Pháp lệnh này là một bước ngoặt quan trọng trong việc tổ chức luật sư phù hợp giai đoạn phát triển kinh tế nhiều thành phần, đổi mới đất nước.

Hơn một năm sau, ngày 21 tháng 2 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 15/HĐBT ban hành Quy chế Đoàn luật sư. Bản Quy chế Đoàn luật sư gồm 6 chương, 46 điều, trong đó, điều 1 ghi rõ: “Đoàn Luật sư được thành lập để giúp công dân và các tổ chức về mặt pháp lý theo quy định của Hiến pháp (...). Đoàn Luật sư có nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức, bảo vệ pháp chế và chế độ xã hội chủ nghĩa”.

Nổi bật trong bản Quy chế này là xác định mối quan hệ giữa Đoàn Luật sư với Bộ Tư pháp và các cơ quan nhà nước, với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội khác (Chương VI).

Ngày 15 tháng 4 năm 1992, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền bào chữa của luật sư được khẳng định. Điều 132: “...Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Ngày 25 tháng 7 năm 2001, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số 37/2001/PL-UBTVQH10. Nội dung Pháp lệnh nổi bật một số điểm quan trọng, trong đó có điều 8, điểm d quy định: không phải là cán bộ, công chức theo quy định pháp luật về cán bộ công chức.

Như vậy, cán bộ công chức không được gia nhập các đoàn luật sư, khác với Pháp lệnh năm 1987: chỉ có những người đang công tác tại các cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp chế không được gia nhập Đoàn luật sư, trừ những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về pháp lý tại các viện nghiên cứu và các trường thuộc các cơ quan đó.

Điểm nổi bật khác: luật sư là người có trình độ đại học Luật và tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hoặc nước ngoài được pháp luật Việt Nam công nhận; xác định Đoàn luật sư là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư, còn tổ chức hành nghề luật sư là Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh; trong phạm vi toàn quốc sẽ có một tổ chức luật sư do Chính phủ quy định, kết hợp chặt chẽ việc quản lý của nhà nước với việc tư quản của tổ chức luật sư.

Ngày 12 tháng 12 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Luật sư, gồm 8 chương, 43 điều, nêu  rõ về điều kiện hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, thù lao luật sư, Đoàn luật sư, quản lý hành ghề luật sư, xử lý vi phạm hành nghề luật sư và việc chuyển tiếp đối với luật sư, Đoàn luật sư (Điều 1).

Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội ban hành Luật luật sư gồm 9 chương, 94 điều quy định về nguyên tắc, điều kiện, pham vi, hình thức hành nghề, tiêu chuẩn, quyền, nghĩa vụ của luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, quản lý hành nghề luật sư, hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam...Luật luật sư được mở rộng hơn, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử phát triển nghề luật sư. Luật đã thống nhất điều chỉnh thị trường dịch vụ pháp lý, đã thừa nhận nghề luật sư là một nghề luật mang tính chất dịch vụ trong và ngoài tòa án; nó gắn liền với số phận con người, có tính nhân bản sâu sắc và có tính quốc tế. Ngay cả phạm vi tham gia đoàn luật sư cũng được đổi mới, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho luật sư khẳng định lại mình là mắt xích quan trọng trong hệ thống thực thi pháp luật và trong hệ thống thương mại đa phương.

Tính đến đầu năm 2010, cả nước đã thành lập 62 đoàn luật sư trên 63 tỉnh (trừ tỉnh Lai Châu), thành phố trực thuộc trung ương với gần 5.800 luật sư và 2.200 người tập sự hành nghề luật sư hoạt động trong gần 1.700 tổ chức hành nghề luật sư. Số lượng luật sư đã tăng hơn 250% so với trước khi Pháp lệnh Luật sư có hiệu lực, giải quyết việc làm cho hơn 10.000 người lao động trong cả nước.

26d5bf8a1b77fa29a366.jpg 

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP 

TRÂN TRỌNG!

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

K.L

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn  của chúng tôi:

Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248 

- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248 

Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Trân trọng cảm ơn!

Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: 

Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu? 
Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc...
Đã trúng tuyển nhưng muốn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự phải làm sao? 
Công dân đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự thì bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nhập ngũ. Nếu muốn xin...
Quy định mới về mức lãi suất khi chơi họ, hụi, biêu, phường từ 05/04/2019 
Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ...
Những trợ cấp, quyền lợi bạn sẽ được nhận khi nhập ngũ 
Nhập ngũ là nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam đủ điều kiện để tham gia, thể hiện trách nhiệm của...

TAGs:luật sư tư vấn miễn phí luatsutuvanmienphi tư vấn miễn phí hotline 19006248 luật sư

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Nàng dâu “ẵm” 3,9 tỷ đồng nhà chồng đối mặt án chung thân?
(Seatimes) “Căn cứ vào số tiền đã bị chiếm đoạt có giá trị lớn hơn năm trăm triệu đồng thuộc điểm a khoản 4 điều 139 BLHS thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân”, luật sư Nguyễn Hồng Thái chia sẻ.
Mức án đối với ông Phạm Trung Cang có thể nhiều hơn?
Thời báo Đông Nam Á đã có cuộc trao đổi PV với luật sư Nguyễn Hồng Thái, Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, Đoàn luật sư TP. Hà Nội để làm rõ hơn về mức án đối với bị cáo này.
Khởi tố điều tra viên, ai bồi thường cho ông Chấn?
(Seatimes) “Ngoài việc chịu trách nhiệm hình sự thì theo khoản 3 điều 300 BLHS thì chắc chắn cán bộ vi phạm phải bồi thường theo quy định của luật bồi thường Nhà nước" luật sư Nguyễn Hồng Thái chia sẻ.
Kẻ giết người yêu rồi tự vẫn đối mặt án tù chung thân?
(Seatimes) Sau khi ra tay hạ sát người yêu, Tú đã dùng lọ thuốc trừ sâu chuẩn bị sẵn rồi tự vẫn nhưng không thành, đến nay Cơ quan Công an đã tiến hành khởi tố Lê Ngọc Tú tội “Giết người , với tội danh này, Tú sẽ có thể phải lãnh mức án chung thân.
Bảo vệ Hiway giết tài xế taxi: Nhiều tình tiết uẩn khúc
Cập nhật lúc 10:36 03/06/2014 http://m.phunutoday.vn/xa-hoi/bao-ve-hiway-giet-tai-xe-taxi:-co-the-khoi-to-toi-danh-%E2%80%9Cgiet-nguoi%E2%80%9D-47925.html “Hung thủ là người trực tiếp cầm hung khí gây ra cái chết cho nạn nhân, do đó có thể khởi tố tội danh “giết người” - Luật sư Nguyễn Hồng Thái...
Tai nạn ở Xã Đàn: “Có thể khởi tố tội “Cố ý giết người"...
(ĐSPL) – “Nếu tài xế lùi xe nhằm mục đích giết nạn nhân sau khi va chạm giao thông thì có thể khởi tố tội danh “Cố ý giết người”…”, Luật sư Nguyễn Hồng Thái (Công ty luật Đào và đồng Nghiệp, HN) khẳng định.
Luật sư nói về vụ nhập lậu “rác thải” y tế
29.04.2014 | 10:09 | Thùy Dung | PHÁP LUẬT Góc luật sư (Seatimes) Với hành vi gian lận thương mại và thủ đoạn tinh vi, công ty TNHH Bảo Trân và đã nhập khẩu về một số lượng lớn thiết bị y tế đã qua sử dụng về Việt Nam. Tải miễn phí ứng dụng "Xem bóng đá trực tuyến 24/7" cho Mobile...
Bắt điều tra viên vụ ông Chấn, chuyên gia pháp lý nói gì?
(Seatimes) “Việc bắt giam 2 vị cán bộ này chỉ là mở đầu của việc xử lý vụ việc. Vụ án Nguyễn Thanh Chấn là vụ án nổi cộm và gây bất bình lớn trong dư luận xã hội và nó cũng thể hiện sự hạn chế trong nghành tư pháp của Việt Nam”, luật sư Nguyễn Hồng Thái nhận định.
Bình ổn hay bất bình thường?
Xăng "cõng" 8.244 đồng thuế: Bình ổn hay bất bình thường? Quỹ bình ổn không đủ sức giữ giá xăng ổn định, vì vậy giá xăng mới tăng nhanh.
Giá xăng tăng – tăng - tăng
(Dân trí) - Kể từ 20h hôm nay 7/7, các doanh nghiệp xăng dầu được phép điều chỉnh tăng giá bán các mặt hàng xăng dầu hơn 400 đồng/lít. Theo đó, giá xăng A92 sẽ có mức giá bán mới 25.648 đồng/lít.Giá xăng dầu lại tăng "chóng mặt".
 
Tin nhiều người quan tâm
Làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền?
 
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu?
Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc...
 
Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt thế nào?
Theo quy định của pháp luật về cư trú, trẻ sinh ra phải được nhập hộ khẩu cho trong thời hạn 60 ngày...
 
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Theo quy định của pháp luật, một doanh nghiệp có thể đăng ký tối đa bao nhiêu chi nhánh? Cùng Luật...
 
BỆNH NHÂN TỬ VONG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BÁC SĨ CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM KHÔNG?
Bác sĩ là một nghề yêu cầu về bằng cấp, máy móc, yêu cầu kiểm định gắt gao vô cùng để có thể hành...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software