1/ Căn cứ pháp lý.
- Bộ Luật Hình Sự 2015
sửa đổi bổ sung năm 2017.
- Luật xử lý vi phạm
hành chính 2012
2/ Những hình thức xử
lý đối với hành vi đánh hội đồng và làm nhục người khác.
Trong vụ việc trên thì
hành vi của 5 em học sinh đánh bạn kia đã vi phạm pháp luật về xâm phạm thân thể
của người khác (đây là quyền được quy định trong hiến pháp) khi nhóm học sinh
này đã có nhưng hành vi như: giật tóc, đạp, tát vào mặt vào người em H.Y. Tất
nhiên vì là hành vi vi phạm pháp luật nên sẽ bị xử phạt theo pháp luật.
Tại Điều 134 Bộ Luật
Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có nội dung như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt
tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu
nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm
hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới
16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không
có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà,
cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho
mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn;
g) Trong thời gian đang
bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp
tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi
phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang
thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến
60%;
b) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi
người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở
lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến
30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm
k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên,
nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi
người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến
60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm
k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi
người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm
từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
...”
Như vậy đối với Điều
khoản này thì mức độ thương tổn càng nặng,
hậu quả càng lớn thì mức xử phạt càng cao; đối với mức thương tổn từ 11% lên đến
30% hoặc dưới 11% nhưng lại có tổ chức, tính chất côn đồ, dùng vũ khí, dùng axit…
(Khoản 1 Điều 134).
Ngoài ra, không những
đánh đập H.Y 1 cách dã man thì nhóm 5 em học sinh kia còn thực hiện hành vi lột
quần áo, quay clip rồi tung lên mạng trước mặt các bạn trong lớp học mà không
có sự can ngăn nào. Hành vi lột đồ, lột quần áo của 5 em học sinh đã vi phạm
vào Điều 155 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội làm
nhục người khác:
“Điều
155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người
khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho
mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện
tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo
như Điều khoản này quy định thì trong trường hợp vi phạm pháp luật liên quan
đến tội danh này, đối tượng phạm tội có thể bị xử phạt tù lên đến 5 năm tùy
theo mức độ vi phạm.

Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối đối với ngành giáo dục.
Tuy nhiên,
cả 2 điều luật nêu trên chỉ áp dụng đối với người từ 16 tuổi trở lên. Trong khi
đó, 5 bạn học sinh kia chỉ mới học lớp 9 nghĩa là đang trong khoảng độ
tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi. Với độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi này thì pháp
luật nước ta quy định những người thuộc độ tuổi này chỉ chịu trách nhiệm hình
sự với những tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng theo
Điều 12 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:
"Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm
hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các
điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248,
249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật
này.”
Với 2
loại tội phạm là tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đã nêu ở
Khoản 2 Điều 12 ở trên thì tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 9 Bộ Luật Hình sự
2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có giải thích 2 loại tội phạm trên như sau:
“Điều
9. Phân loại tội phạm
c) Tội
phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định
đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”
Trong vụ
việc lần này, nếu em H.Y bị thương tích từ 61% trở lên thì 5 em học sinh kia sẽ
phải xử phạt hình sự đối với tội rất nghiêm trọng (Khoản 3 Điều 134 Bộ Luật
hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).
Như vậy
mức độ thương tổn của em H.Y trong vụ việc lần này là rất quan trọng. Nếu mức
độ thương tích từ 61% trở lên thì 5 em học sinh kia sẽ phải bị xử lý hình sự. Còn
nếu mức thương tổn dưới 61% thì nhóm học sinh kia chỉ bị xử phạt hành chính.
Ở đây,
nói về biện pháp xử phạt hành chính thì đó là đưa vào trại giáo dưỡng. Đã có
rất nhiều ý kiến cho rằng nhóm học sinh kia không thể dạy dỗ được nữa nên đứa
nhóm học sinh này vào trại giáo dưỡng. Tuy nhiên, để được vào trại giáo dưỡng
thì cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 92 Luật xử lý vi phạm
hành chính 2012:
“Điều
92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu
hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình
sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu
hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu
hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà
trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06
tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng
mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”

Cần có những hình thức xử phạt thích đáng đối với nhóm nữ sinh đánh bạn.
Rõ
ràng 5 em học sinh đánh bạn kia đã đáp ứng điều kiện về độ tuổi (độ tuổi từ 14
đến dưới 16 tuổi), nhưng để biết có thuộc loại tội phạm rất nghiệm trọng (đã
được nêu ở trên không) thì còn cần phải dựa vào mức độ gây tổn thương đối với
em học sinh H.Y có lên đến 61% hay không. Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 92 Luật
xử lý vi phạm hành chính 2012 thì ngoại việc đáp ứng điều kiện về độ tuổi là từ
14 đến dưới 16 tuổi, có đấu hiệu của 1 tội phạm rất nghiêm trọng ra thì còn đối
tượng phạm tội còn phải là vô ý phạm tội. Nhưng đối với hành vi đánh bạn của
nhóm 5 em học sinh nữa vừa rồi thì đó không thể coi là hành vi vô ý được vì sự
việc đánh bạn của 5 em học sinh này là cố ý và đã kéo dài được 1 thời gian. Do
vậy, dù đáp ứng về độ tuổi thì cũng sẽ khởi tố hình sự chứ không thể đưa vào trường giáo dưỡng nếu
như em H.Y bị thương tổn lên đến 61%.
Tựu
chung lại, tỉ lệ thương tổn trong vụ việc này là điều quan trọng nhất để quyết
định xử phạt hình sự đối với 5 em học sinh kia. Nhưng có lẽ, đối với người
trong cuộc là em H.Y, là chú ruột em, là gia đình em thì tỉ lệ thương tổn tinh
thần, tâm hồn em cao gấp vạn lần tỉ lệ thương tích ngoài da. Bạo lực học đường
luôn là tình trạng nhức nhối bao năm qua trong ngành giáo dục; sự thơ ơ của
giáo viên chủ nhiện, thầy hiệu trưởng trường THCS Phù Ủng nói riêng và của
nhiều giáo viên, nhà trường trên cả nước nói chung đang làm cho bạo lực học
đường càng ngày càng nghiêm trong và có
chiều hướng gia tăng. Chúng ta cần quan tâm hơn đến con em chúng ta, cần có có
sự liên lạc giữa gia đình và nhà trường để có hiểu tâm tư nguyện vọng của các
em hơn nữa. Đừng trở thành 1 nhà giáo vô tâm chỉ quan tâm đến thành tích, đừng
trở thành 1 ông bố bà mẹ chỉ chú tâm vào việc kiếm tiền. Hay quan tâm và yêu
thương trẻ em nhiều hơn nữa để không có những vụ việc bức xúc và đáng tiếc như
vụ việc ở trường THCS Phù Ủng xảy ra.

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
Hy vọng rằng sự tư vấn
của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những
vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể
liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và
Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail:
luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng
cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
D.K
Quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự của Bộ luật hình sự 2015 và Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một nội dung rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự... |
NHÓM NAM SINH HIẾP DÂM NỮ SINH LỚP 10 CÓ THỂ BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO? Công an cho rằng nhóm hơn 10 nam sinh cố ý chuốc rượu cho thiếu nữ lớp 10 tại tiệc sinh nhật để mất... |
Mẹ đi làm, bé gái bị gã hàng xóm dụ "làm chuyện người lớn" Chiều 26-3, qua trao đổi với phóng viên báo soha.vn, Cơ quan CSĐT Công an huyện Long Thành, Đồng Nai... |