Khi nhận được giấy triệu tập từ cơ quan Nhà nước, người dân thường có tâm lý e ngại, áp lực hơn rất nhiều so với giấy mời thông thường. Việc sử dụng giấy mời, giấy triệu tập vẫn còn rất tùy tiện, lẫn lộn mặc dù bản chất hai loại giấy này hoàn toàn khác nhau.
Các bài viết liên quan:
Dịch vụ luật sư tham gia tố tụng tại tòa án
Người làm chứng trong tố tụng hình sự
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng: Được giải quyết như thế nào?
Quyền im lặng trong Tố tụng Hình sự theo quy định của pháp luật.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi
trực tiếp với bộ phận luật
sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số:1900.6248
Giấy triệu tập được gửi cho ai?
Giấy triệu tập
là loại giấy dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được
giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát
hoặc tòa án. Giấy triệu tập được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015,
khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu
tập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các đối tượng sau:
- Bị can: Phải
có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm khoản
3 Điều 61).
- Bị cáo: Phải
có mặt theo giấy triệu tập của Toà án (điểm a khoản 3 Điều 61).
- Bị hại: Là cá
nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ
chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Bị
hại phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
(điểm a khoản 4 Điều 62).
- Nguyên đơn
dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn
yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập
của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chấp hành quyết định, yêu cầu của
cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (khoản 3 Điều 63).
- Bị đơn dân sự:
Là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm a khoản 3 Điều 64).
- Người làm chứng:
Là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ
án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng và
phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
(khoản 4 Điều 66).
- Người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, Người giám định, Người định giá tài sản, Người
phiên dịch, người dịch thuật cũng đều có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập
của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
Từ “triệu tập”
rất nặng nề với người dân, khi bị cơ quan công an triệu tập, người ta hay liên
tưởng đến tội phạm, bắt bớ và tù tội. Ít ai hiểu được “triệu tập” là một hoạt động
bình thường trong tố tụng hình sự được áp dụng cả với người không có hành vi phạm
tội.
Giấy triệu tập
gắn với một mệnh lệnh quyền uy của các cơ quan tố tụng, cần thiết để áp dụng
trong một vụ án hình sự, nhưng không nên áp dụng cho những hoạt động bình thường
khác, đặc biệt là giai đoạn trước tố tụng hay để giải quyết các vấn đề dân sự
trong hình sự.
Hiện pháp luật cũng chưa có văn bản
nào cho phép cơ quan công an dùng Giấy triệu tập để triệu tập công dân khi chưa
có quyết định khởi tố vụ án. Giấy triệu tập là một biểu mẫu tố tụng và áp dụng
trong những trường hợp luật định, nên không ai được phép lạm dụng nó.
Khi Giấy triệu
tập được sử dụng không đúng luật, người bị triệu tập có quyền từ chối, việc dẫn
giải được áp dụng trong trường hợp này là trái pháp luật. Trường hợp, cơ quan
công an đang trong quá trình xác minh, củng cố chứng cứ để khởi tố vụ án, khi cần
thiết cần tiếp xúc với những người liên quan thì nên dùng một loại giấy tờ
khác, như Giấy mời sẽ phù hợp hơn.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi
trực tiếp với bộ phận luật
sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số:1900.6248
Nghĩa vụ của người dân khi nhận được giấy mời
Thực tế, rất
nhiều trường hợp ngay khi có đơn tố cáo, tố giác, tin báo tội phạm là lập
tức những đối tượng bị tình nghi, người làm chứng bị triệu tập. Điều này là
không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Trong trường hợp này,
điều tra viên dùng giấy mời công dân đến làm việc.
Có thể hiểu
giấy mời là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan điều tra,
tòa án… mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc/vụ án đến làm việc
nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc/vụ
án.
Giấy mời không có giá trị bắt buộc
công dân chấp hành, người được mời có quyền lựa chọn giữa đến và không đến.
Không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, nếu
có thời gian và hoàn cảnh cho phép, khi nhận được giấy mời của cơ quan chức
năng người dân nên có mặt để biết rõ hơn tại sao và liên quan thế nào tới
vụ việc để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra hoặc làm đơn nêu lý do
vắng mặt gửi lên cơ quan phát hành giấy mời.
Như vậy, chỉ
khi đã khởi tố vụ án, xác định rõ tư cách tham gia tố tụng thì mới được
triệu tập đối với bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự, người làm chứng… sẽ mang tính bắt buộc thực hiện. Nhất là đối
với bị can, bị cáo mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do
trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi
trực tiếp với bộ phận luật
sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số:1900.6248
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Dịch vụ luật sư tham gia tố tụng tại tòa án' ( 11:23 | 20/03/2019 )
Luật sư Luật Hồng Thái tham gia tố tụng, giải quyết tranh chấp đối với các vụ án, vụ việc thuộc các...
Người làm chứng trong tố tụng hình sự' ( 03:29 | 19/03/2019 ) Câu hỏi tư vấn: Tôi được tòa án triệu tập với tư cách là người làm chứng trong vụ án hình sự. Tôi... |
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng: Được giải quyết như thế nào?' ( 10:22 | 22/01/2019 ) Theo Quyết định số 546/QĐ-VKSTC của VKSND Tối cao (về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo… trong...
Quyền im lặng trong Tố tụng Hình sự theo quy định của pháp luật.' ( 10:26 | 27/11/2018 ) Quyền con người và bảo đảm quyền con người luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của... |