Phân biệt tội giết người và tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính trạng ?
Tội dùng nhục hình theo Bộ luật Hình sự 2015 được quy định như thế nào?
Phân biệt tội giết người và tội giết hoặc vứt con mới đẻ
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số:1900.6248
Câu hỏi tư vấn qua tổng đài 1900.6248: Thưa Luật sư, có phải hành vi khách quan của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng luôn được thể hiện dưới hình thức không hành động phạm tội?
Luật sư tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Tổng đài luật sư tư vấn 1900.6248.
Nhận định bạn nêu ra là đúng. Hành vi khách quan của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng luôn được thể hiện dưới hình thức không hành động phạm tội.
Hành vi
khách quan thể hiện ra bên ngoài (nhằm phân biệt với suy nghĩ mà không thể hiện
ra bên ngoài. Chỉ khi thể hiện nó ra thế giới khách quan mới có thể xem
xét hành vi đó có trái pháp luật không, nếu nó chỉ nằm trong suy nghĩ thì không
xét đến. Giả dụ trong hoàn cảnh một người đang bị nguy
hiểm thì luật yêu cầu người khác nhìn thấy phải cứu giúp. Luật yêu cầu người đó
phải hành động nhưng người đó lại không hành động như vậy đã cấu thành tội phạm
và hành vi khách quan đương nhiên sẽ là không hành động.
Đồng thời, khoản 1 Điều 132 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định:
“Người nào thấy người khác đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến
hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”.
Điều luật quy định là người
phạm tội có hành vi không cứu giúp. Vậy nên tội không cứu giúp người đang
ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người có hành vi không hành động
không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. ở tội này
chỉ có thể không hành động phạm tội.
Cách thức mà chủ thể biết được tình trạng nguy hiểm của nạn nhân có thể do nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận được hoặc biết được từ một nguồn khác (nghe người khác nói). Dấu hiệu bắt buộc liên quan đến hành vi không cứu giúp nạn nhân phải gắn liền với việc người đó có điều kiện cứu giúp nạn nhân. Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
Trường hợp người có điều kiện cứu giúp và đã cố gắng thực hiện hành vi cứu giúp nạn nhân nhưng hành vi mà họ thực hiện không phù hợp hoặc không có hiệu quả hoặc trường hợp tuy người đó không cứu giúp nạn nhân nhưng vì một nguyên nhân nào đó nạn nhân không chết (nạn nhân được người khác cứu giúp) thì không cấu thành tội này.

Luật sư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
Về hình phạt
Mức hình phạt đối với tội phạm này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:
Khung một (khoản 1) Mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.
Khung hai (khoản 2) Mức phạt tù từ một năm đến năm năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau:
+ Người không cứu giúp là người vô ý đã gây ra tình trạng nguy hiểm. Đây là trường hợp người phạm tội đã vô ý (vì quá tự tin hoặc vì cẩu thả) gây ra tình trạng nguy hiểm cho tính mạng của nạn nhân mà vẫn không cứu giúp mặc dù đủ điều kiện để cứu giúp. Đó là những hành vi do vi phạm các quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính, quy tắc đảm bảo an toàn… đã gây ra mối nguy hại cho tính mạng của người khác. (Ví dụ: Một người sơ ý làm cháy nhà người khác nhưng khi nhà cháy, đã bỏ mặc người ở trong nhà mà không có hành động nào cứu giúp dẫn đến hậu quả là người trong nhà đó chết, trong khi hoàn toàn có điều kiện cứu giúp.)
+ Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp (như Bác sĩ đối với bệnh nhân, tài xế đang điều khiển xe trên đường gặp người bị tai nạn…)
Hình phạt bổ sung (khoản 3): Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số: 1900.6248

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Đinh Dư
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Phân biệt tội giết người và tội giết hoặc vứt con mới đẻ
Ranh giới giữa các tội hình sự thường khó phân biệt. Đôi khi trong trường hợp giống nhau nhưng tình...
Thấy người gặp nạn mà không cứu thì có vi phạm pháp luật?
Đã có rất nhiều người đặt câu hỏi rằng: Liệu bây giờ mình nhìn thấy một người sắp chết mà mình không...
Có thể bạn chưa biết về "Suy đoán vô tội"
Hầu hết mọi người đều có nghĩ rằng khi một người nào đó (kể cả nghi phạm) bị áp dụng các biện pháp...
Người làm chứng trong tố tụng hình sự
Câu hỏi tư vấn: Tôi được tòa án triệu tập với tư cách là người làm chứng trong vụ án hình sự. Tôi...
Người bị hại trong vụ án hình sự rút đơn khởi kiện
Hỏi: Trong vụ án hình sự, người bị hại tự nguyện rút đơn kiện thì sao?
Có thể bị phạt tù nếu mở cử ô tô gây tai nạn giao thông
Người trên ôtô để cửa xe mở có thể bị phạt tiền và tước bằng lái 4 tháng, còn mở cửa ôtô gây tai nạn...