1. Khái niệm
Theo Công ước về quyền của NKT năm 2006 (sau đây gọi
là Công ước) thì: “Người khuyết tật bao gồm
những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác
quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể phương hại đến sự tham
gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người
khác” (Điều 1).
Mặt khác, tại Khoản 1 Điều 2 Luật NKT 2010 quy định: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể
hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động,
sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.
Có thể thấy, NKT bao gồm những người bị KT bẩm sinh,
người bị KT do bệnh tật, tai nạn, thương binh, bệnh binh,… Luật NKT Việt Nam đã
đưa ra khái niệm NKT dựa vào mô hình xã hội, tuy nhiên so với khái niệm NKT được
quy định trong Công ước về quyền của NKT thì khái niệm này còn mang tính chung
chung và chưa được cụ thể.
Chăm sóc sức khỏe đối với người khuyết tật được hiểu
trong mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường bên
ngoài như: thức ăn, nước uống, điều kiện vệ sinh,…với các yếu tố môi trường bên
trong như di truyền, gen, tế bào,… giữa các hoạt động đề phòng sự phát sinh ra
bệnh tật, phát hiện sớm bệnh tật,.. đến việc điều trị kịp thời và phục hồi sức
khỏe cho người khuyết tật. Đây được coi là mô hình chăm sóc sức khỏe người khuyết
tật theo quan điểm hiện đại, đã khắc
phục được
những bất cập của quan điểm chăm sóc sức khỏe trước đây là chú trong các hoạt động
và biện pháp mang tính tổ chức của cơ quan y tế với mục đích chủ yếu là chữa trị
bệnh tật. Ngoài ra, chăm sóc sức khỏe theo quan điểm hiện đại đã mang lại nhiều lợi ích về y học, lợi ích về
kinh tế - xã hội cho người khuyết tật cũng như sự phát triển của các quốc gia,
đó là phòng ngừa, giảm tỉ lệ người khuyết tật, tăng cường sức khỏe cho người đã
bị khuyết tật, giảm chi phí cho công tác chữa trị bệnh, tật. Đặc biệt, trong
quá trình đó luôn có sự tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội vào hoạt động
chăm sóc sức khỏe người khuyết tật.
2. Ý nghĩa của chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
Thứ nhất, ý nghĩa xã hội và nhân văn: Cũng như các
chế độ khác, chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người khuyết tật thể hiện lòng
nhân đạo sâu sắc giữa con người với con người trong cộng đồng, trong mỗi quốc
gia và trên toàn thế giới. Đó là sự chia sẻ, cảm thông không biên giới với những
người bất hạnh, “yếu thế” do những rủi ro nào đó gây ra. Sự giúp đỡ về các điều
kiện vật chất và tinh thần trong quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh,
chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng,… nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng
chính đáng của mọi người khuyết tật. Từ đó giúp họ khắc phục các bất lợi, khó
khăn từ khuyết tật, vượt qua những mặc cảm, tự ti về ngoại hình, về tât, bệnh,
vươn lên khẳng định bản thân.
.jpg)
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248
Tiếp theo, về ý nghĩa pháp lí thì chế độ chăm sóc sức
khỏe người khuyết tật bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của người khuyết tật.
Quyền của người khuyết tật đã đề cập trong Tuyên ngôn chung về quyền con người
của Liên hợp quốc là “mỗi người đều có quyền…hưởng mức sống bao gồm cơm ăn, áo
mặc, nhà ở, chăm sóc y tế và phục vụ xã hội để duy trì sức khỏe và thỏa mãn nhu
cầu của chính bản thân và gia đình”. Trong đó đã bao hàm quyền được chăm sóc sức
khỏe. Bằng viêc quy định cụ thể trong Hiến pháp và luật chuyên ngành, pháp luật
người khuyết tật đã tạo cơ sở để người khuyết tật thực hiện quyền được chăm sóc
sức khỏe. Đồng thời, pháp luật quy định trách nhiệm của các bộ, ban, ngành, nhất
là ngành y tế và cộng đồng xã hội trong chăm sóc sức khỏe người khuyết tật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và công bằng xã
hội trong các hoạt động này.
Thứ ba, ý nghĩa về kinh tế: Chế độ chăm sóc sức khỏe
người khuyết tật tạo điều kiện để người khuyết tật có cơ hội tham gia các quyền
khác. Đó là khi sức khỏe được đảm bảo, người khuyết tật sẽ tìm kiếm việc làm
mang lại thu nhập để nuôi sống bản thân
và gia đình. Với lực lượng khá đông đảo hiện nay, nếu được chăm sóc sức khỏe
phù hợp, hiệu quả, người khuyết tật sẽ trở thành nguồn nhân lực tiềm tàng cho
nhân loại và đất nước. Thực tế đã chứng minh họ là những người luôn được đánh
giá cao về lòng tận tụy, sự trung thành và ý chí vươn lên trong công việc. tấm
gương nỗ lực của họ cũng tạo ra động lực phấn đấu cho các thành viên khác trong
xã hội. Ngoài ra, khi sức khỏe được đảm bảo, người khuyết tật sẽ có cơ hội tham
gia các hoạt động xã hội khác, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân, có nhiều đóng góp cho công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước.
3. Thực
tiễn thực hiện nội dung quyền được chăm sóc sức khỏe của NKT
- Những
thành tựu đạt được
Theo báo cáo
đến năm 2010, các địa phương đã cấp thẻ BHYT cho 100% NKT thuộc hộ gia đình
nghèo, thực hiện phẫu thuật chỉnh hình, hỗ trợ phục hồi chức năng cho hàng trăm
ngàn NKT; cung cấp tương đối đầy đủ các phương tiện trợ giúp như: xe lăn, xe đẩy,
chân tay giả; hoạt động ưu tiên, ưu đãi trong khám chữa bệnh cho NKT nhằm chuẩn
đoán đúng và điều trị chăm sóc kịp thời cũng đạt được hiệu quả khá cao. Bên cạnh
đó, mạng lưới trạm y tế xã đã phát triển ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả
48 nước. Theo số liệu thống kê có khoảng 98,6% xã, phường có trạm y tế xã;
trong đó 67,7% xã, phường có bác sỹ; và gần 85% thôn bản có cán bộ y tế cộng đồng,
đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh tối thiểu cho người dân và NKT. Đồng
thời, năng lực chuyên môn chuyên ngành phục hồi chức năng cho đội ngũ cán bộ y
tế cũng được tăng cường, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc sức
khỏe cho NKT. Hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cũng đạt được kết
quả cao: Việt Nam đã điều tra, phát hiện, tạo điều kiện quản lý sức khỏe cho
hơn 170.000 NKT, tiến hành biện pháp phục hồi chức năng cho 23,2% người có nhu
cầu và 44,7% người KT.
Bên cạnh đó, để CSSK cho NKT, Bộ Y tế đã triển khai
chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho NKT. Đến năm 2010, chương
trình trải rộng khắp 51 tỉnh, thành phố, tới 337 quận, huyện; 4.604 xã, phường
trong cả nước. Thông qua chương trình, đã có 170.000 NKT được chăm sóc sức khỏe,
23,2% NKT có nhu cầu được phục hồi chức năng… Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Y
tế, hiện mới chỉ có khoảng 10% số NKT được tham gia vào các chương trình phục hồi
chức năng.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1109/QĐ–TTg, phê duyệt đề án hỗ trợ NKT giai đoạn 2012 – 2020. Theo đó, giai đoạn
2012 – 2015, phấn đấu mỗi năm có 70% NKT được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới
các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện
sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển, được can thiệp sớm các dạng khuyết
tật; khoảng 60.000 trẻ em và NKT được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức
năng, cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp… Giai đoạn 2016–2020, tiếp tục thực hiện
các nội dung của giai đoạn 2012–2015 với chỉ tiêu cao hơn cho từng lĩnh vực như
tiếp cận y tế là 90%, 90% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát
hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng
khuyết tật; khoảng 70.000 trẻ em và NKT được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức
năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp…
- Những
hạn chế tồn tại
Dù đạt được nhiều thành tựu đáng kể song vấn đề CSSK
cho NKT ở Việt Nam còn gặp phải nhiều khó khăn. Trước hết, NKT gặp khó khăn
trong tiếp cận với các dịch vụ y tế, đặc biệt là NKT ở vùng sâu, vùng xa, nơi
điều kiện đi lại không thuận tiện. Trong khi đó, việc sử dụng thẻ BHYT còn nhiều
bất cập, một số danh mục kỹ thuật phục hồi chức năng đang được thực hiện tại
các cơ sở y tế chưa được quỹ BHYT chi trả, phần lớn các dụng cụ trợ giúp cho
NKT chưa được bảo hiểm y tế thanh toán. Không những vậy, nhận thức của nhiều
gia đình về nhu cầu CSSK và dinh dưỡng đối với NKT hiện vẫn còn rất hạn chế.
Bên cạnh đó, hầu hết các cơ sở y tế cấp xã hiện
nay thiếu người có chuyên môn, kinh nghiệm về khám, chữa bệnh cho
NKT. Đa số là y tá, số lượng bác sĩ thì cực kì hiếm. Thêm vào đó
rất ít trạm y tế xã thực hiện việc lập hồ sơ quản lý đối tượng, theo dõi tình
hình sức khỏe của NKT theo quy định. NKT, nhất là NKT vận động, người khiếm thị
ở các vùng nông thôn vốn đi lại đã khó khăn, trong khi các cơ sở y tế xã lại
thiếu sự quan tâm. Cơ sở vật chất thì vẫn còn lạc hậu, chưa đáp ứng được hết
các nhu cầu hiện nay. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên một phần là do điều
kiện kinh tế tài chính còn hạn chế nên không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của
xã hội, đặc biệt là đối với bộ phận NKT. Phần còn lại là do những người có
trình độ chuyên môn cao thường không về làm trong các cơ sở ý tế ở địa phương.
Do đó dẫn đến tình trạng “thừa chỗ nọ mà thiếu chỗ kia”. Hơn nữa, giai đoạn này
lại rất cần thiết cho việc phòng ngừa, phát hiện kịp thời, nhưng cũng phải hết
sức chính xác để mà có phương án chữa trị đạt hiệu quả cao.
Chính vì vậy, cần có giải pháp để khắc phục
tình trạng trên. Giải pháp bao quát nhất là kiện toàn mạng lưới y tế ở địa
phương, cụ thể là: cần có những chính sách thu hút nhân tài về làm việc tại các
cơ sở y tế địa phương (chủ yếu đánh vào nguồn thu chính là tăng lương). Tiếp đó
là nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ y tế ở địa phương; chú trọng đầu tư các
trang thiết bị hiện đại mà thiết thực nhất đối với mỗi cơ sở ý tế;... Có như vậy
thì mới phát huy được một cách tối đa vai trò của công tác CSSK đối với NKT nói
riêng và với toàn thể nhân dân nói chung,...
Thật
vậy, từ những phân tích trên đây, ta có thể phần nào thấy được quyền lợi của
NKT trong vấn đề CSSK. Bảo đảm thực hiện hiệu quả nội dung quy định pháp luật về
vấn đề này sẽ giúp ích cho NKT trong việc thụ hưởng chế độ CSSK, đảm bảo cho
NKT có một cuộc sống khỏe mạnh, tạo điều kiện để NKT tham gia vào các quan hệ
lao động, việc làm và để sống độc lập, góp phần làm cho NKT khắc phục được những
khó khăn, bất lợi, vượt qua mặc cảm, tự ti, vươn lên khẳng định bản thân và hòa
nhập với cộng đồng.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.L
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu? Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc... |
Đã trúng tuyển nhưng muốn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự phải làm sao? Công dân đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự thì bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nhập ngũ. Nếu muốn xin... |
Quy định mới về mức lãi suất khi chơi họ, hụi, biêu, phường từ 05/04/2019 Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ... |