Phần 1
Thẩm phán Phùng Lê Trân: Người dám tuyên Tạ Đình Đề vô tội
Trong
các vị thẩm phán được ví như “Bao công” thời hiện đại không thể không kể đến bà
Phùng Lê Trân – chủ tọa phiên tòa xét xử Tạ Đình Đề – một người đàn ông đi vào
lịch sử vì dám làm, dám chịu trách nhiệm nhưng lại bị vướng vào vòng lao lý.
Ngày
6/6/1976, Tòa án Hà Nội, khi đó ở tầng một của trụ sở Tòa án nhân dân tối cao,
48 phố Lý Thường Kiệt, mở phiên tòa đặc biệt, thu hút sự quan tâm theo dõi của
đông đảo người dân thủ đô vì bị cáo là ông Tạ Đình Đề – một người hào sảng,
nghĩa hiệp, cuộc đời gắn với quá nhiều giai thoại. Phiên tòa kéo dài đến 6
ngày, hôm nào quảng trường Tòa án cũng đông nghịt.
Ông
Tạ Đình Đề là Trưởng ban Thể dục thể thao, kiêm Xưởng trưởng Xưởng dụng cụ cao
su của Tổng cục Đường sắt. Trong quá trình lao động, sản xuất ông Đề được biết
đến là người năng động, dám nghĩ dám làm. Nhờ tâm huyết của ông nên nhà xưởng,
rồi hội trường, nhà trẻ, khu văn phòng lần lượt mọc lên… và sản phẩm của xí
nghiệp ngày càng đa dạng, được xuất khẩu, có thời điểm xuất khẩu cho thị trường
9 nước XHCN. Giữa lúc công việc trôi chảy và phát đạt ấy thì ngày 27/11/1974,
Tạ Đình Đề và phó xưởng Nguyễn Xuân Luật bị bắt giam, vì có đơn tố cáo ông Đề
ba tội: Chứa thuốc nổ và vũ khí; Tập hợp các phần tử xấu và rút tiền mặt chi
tiêu vô tội vạ… Sau 18 tháng giam cứu, Tạ Đình Đề và các đồng phạm được đưa ra
xét xử, bà Thẩm phán Phùng Lê Trân, chủ tọa phiên tòa đã làm rõ từng nội dung
cáo trạng buộc tội Tạ Đình Đề và 7 bị cáo khác trong vụ án. Các nội dung làm rõ
đã kết luận các bị cáo cố ý làm trái nhưng không có tư lợi. Được sự ủng hộ của
một vị Hội thẩm, Thẩm phán Phùng Lê Trân đã quyết định, Tạ Đình Đề và 7 bị cáo
khác không phạm tội cố ý làm trái nguyên tắc quản lý kinh tế gây thiệt hại cho
tài sản XHCN; không phạm tội tham ô và hối lộ. Tạ Đình Đề và các bị cáo khác được
trả tự do.
Tâm
sự về những trăn trở, giằng co khi xử án, bà Phùng Lê Trân chia sẻ: “Ông Đề
không có tội, tôi không thể vẽ tội cho ông ấy. Rất nhiều người không có thiện
cảm với ông Đề đòi phải xử nặng, phải xử tù giam 10 – 15 năm chi đó, nhưng tôi
không nghe. Sau thấy diễn biến phiên tòa khó luận tội, dư luận nghiêng về phía
các bị cáo thì lại có người gợi ý, ít nhất cũng phải tuyên án treo 18 tháng.
Nhiều lúc tôi muốn điên cái đầu! Trời ạ, sao mà lắm gợi ý thế”.
Không
dễ gì đối diện với sức ép trong một vụ án “động trời” như thế. Vụ án Tạ Đình Đề
đã khiến bà kiệt sức, Thẩm phán Phùng Lê Trân phải nằm viện hơn một tháng trời.
Sau đợt nghỉ chữa bệnh, năm 1978, bà về nghỉ hưu, năm đó bà 57 tuổi. Trong hồi
ký ghi tại bệnh viện đã dẫn, có lẽ trong tâm trạng ốm đau, Thẩm phán Phùng Lê
Trân có viết: “Các em ạ, con ạ – Hôm nay, người ta thiên về thế mạnh, người ta
đánh giá chị, đánh giá mẹ không ra gì đâu, nhưng chị, mẹ tin rằng: Một trăm năm
sau, tên tuổi của chị, mẹ sẽ được ghi vào sử sách rằng, một trăm năm trước đây
đã có nữ Thẩm phán của Tòa án nhân dân thủ đô dám hy sinh phần mình đấu tranh
công khai, trực diện với các ngành hữu quan… để bảo vệ chân lý, mà đỉnh cao
nhất là vụ án Tạ Đình Đề, tiến hành xét xử vào những ngày 6,7,8,9,10 và 11
tháng 6 năm 1976”.

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6248
Người “chỉ biết pháp luật đơn thuần”
Luật
sư Nguyễn Trọng Tỵ là một trong những cây đại thụ đã trải qua hơn nửa thế kỷ
gắn bó với nền tư pháp cách mạng Việt Nam, ông từng được đào tạo Đại học Luật
tại Liên Xô rồi công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật với cương vị Kiểm sát
viên cao cấp, Thẩm phán TANDTC, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư… Trong quá trình làm
việc, ông đã góp phần giải oan cho nhiều người, cũng góp phần quan trọng bảo vệ
pháp luật trong không ít vụ án.
Vào
khoảng năm 1966, Hồ Chủ tịch cho thư ký chuyển cho ông Hoàng Quốc Việt, Viện
trưởng VKSNDTC một lá đơn kêu oan của ông Đỗ Văn Chồi với lời nhắn: Bác không
hài lòng với lối làm việc cứ đùn đẩy cho nhau. Người ta đã gửi tới 70 lá đơn mà
không cơ quan nào đứng ra giải quyết dứt điểm. Bác yêu cầu VKSNDTC phải giải
quyết việc này rồi báo cáo kết quả cho Bác biết. Ông Nguyễn Trọng Tỵ được giao
nhiệm vụ cùng một số cán bộ đi xác minh vụ án của ông Đỗ Văn Chồi và những
người liên quan.
Để
tìm hiểu ra ngọn ngành sự việc, ông Nguyễn Trọng Tỵ cùng anh em cán bộ lên trại
giam tận Lạng Sơn để gặp gỡ những người này. Ông đã nghe ông Chồi và những
người liên quan là ông Mạch, ông Tương kể lại chuyện làm ơn mắc oán, giúp người
trong lúc hoạn nạn rồi bị bắt, kết án và chịu cảnh tù đầy. Công việc xác minh
những điều cần thiết được tiến hành nhanh chóng. Cuối cùng nhờ tài liệu của ông
Nguyễn Trọng Tỵ, bản án giám đốc thẩm do Chánh án TANDTC Phạm Văn Bạch ký đã
khẳng định: Chồi, Tương và Mạch không phạm tội giết người. Họ được tha bổng và
công bố trước toàn thể nhân dân.
Bản
lĩnh của vị thẩm phán được ví như “Bao công” còn thấy trong nhiều vụ án khác.
Nguyễn Hữu Đạo là giáo viên từ miền Nam về nghỉ hưu ở quê (Thanh Hóa). Ít lâu
sau có hai mẹ con người hàng xóm bị chết vì ngộ độc thuốc trừ sâu Vôfatốc. Họ
nghi và cuối cùng kết án anh Đạo là thủ phạm. Bản án được nhận định thuốc
Vôfatốc khi đó chưa có ở miền Bắc nhưng sử dụng nhiều ở miền Nam. Anh Đạo vừa
từ trong Nam ra nên không ai khác có Vôfatốc để giết người ngoài anh Đạo. Tòa
tuyên phạt Nguyễn Hữu Đạo mức án tử hình. Đọc đơn kháng cáo kêu oan và hồ sơ vụ
án, Thẩm phán Nguyễn Trọng Tỵ thấy không đủ chứng cứ buộc tội Nguyễn Hữu Đạo
phạm tội giết người. Nhận định trong bản án sơ thẩm còn có chỗ mâu thuẫn với hồ
sơ. Tại phiên tòa phúc thẩm, Thẩm phán Nguyễn Trọng Tỵ làm Chủ tọa phiên tòa đã
tuyên Nguyễn Hữu Đạo không phạm tội và trả tự do cho bị cáo ngay tại phiên tòa.
Lúc đó anh Đạo đã bị giam hơn 4 năm. Vụ án sau đó bị kháng nghị… nhưng cuối
cùng anh Nguyễn Hữu Đạo cũng được tuyên không phạm tội. Ông Tỵ làm như vậy,
trong khi mình sắp được bổ nhiệm… Một cán bộ bảo: Cậu dại thế, sắp sửa đề bạt
rồi mà cậu lại gây ra vụ này. Có người thì bảo, thấy không đủ căn cứ thì cứ
tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra bổ sung là khôn ngoan nhất, đỡ phiền phức… Ông
Tỵ nghĩ, lương tâm không cho phép. Bị cáo Nguyễn Hữu Đạo khi ra phiên tòa phúc
thẩm đã rất ốm yếu, sức khỏe suy kiệt, phải có người dìu. Nếu tuyên trả hồ sơ,
đồng nghĩa với bị cáo tiếp tục bị giam giữ, có thể bị cáo sẽ không qua khỏi
được. Ông Tỵ là vậy, trong quá trình công tác, ông luôn nay náy với số phận của
con người.
Không
chỉ tâm huyết, hết lòng vì người dân bị oan sai, ông Nguyễn Trọng Tỵ còn là
người – khắt khe trong việc bảo vệ pháp luật. Hồi ở VKSQSTW có vụ án liên quan
đến vợ một ông Bộ trưởng, vì thế có ý kiến chỉ khởi tố mấy cán bộ cấp dưới. Ông
không đồng ý. Nếu vụ việc đến mức phải khởi tố thì không trừ một ai, còn nếu có
thể tha được thì tha hết. Việc đến tai Thủ tướng khi đó là đồng chí Phạm Văn
Đồng. Thủ tướng cho gọi ông Nguyễn Trọng Tỵ lên báo cáo. Nghe xong Thủ tướng
ủng hộ quan điểm của ông. Cuối cùng bà vợ ông Bộ trưởng bị khởi tố và truy tố.
Vụ án kết thúc công bằng nhưng có người chê ông là “chỉ biết pháp luật đơn
thuần”…
Nhiều người cho rằng để
cải cách tư pháp hiệu quả, những người làm công tác pháp luật phải trau dồi đạo
đức, bản lĩnh. Từ những tấm gương tư pháp trên, thiết nghĩ để tư pháp đạt đến mức
độ văn minh, xử đúng người đúng tội, bảo vệ được con người, không gây oan sai…
bảo vệ được pháp luật thì cần có thêm nhiều hơn nữa những tấm gương “Bao công”
trong hoàn cảnh tư pháp hiện nay.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.L
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Cái chết đau đớn của thiếu nữ cố gắng níu kéo người không thuộc về mình Dành trọn tình cảm cho người mình yêu dù bị quay lưng nhưng cuối cùng cô gái trẻ xinh xắn lại phải... |
“Mặt dày” theo đuổi nhưng bất thành, cựu cảnh sát U60 bắn chết bạn gái rồi tự tử Dù đã bị từ chối tình cảm, người đàn ông vẫn tiếp tục gửi hoa, quà và phá đám các cuộc hẹn hò của... |
Bản án 15 tháng tù cho người trộm tiền của… chính mình Đến lúc con trai và con dâu ra tòa, người mẹ ấy vẫn còn bàng hoàng, không tin vợ chồng con trai mình... |