Câu hỏi: Nhà tôi ở vùng bán sơn địa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, hôm qua có người thợ săn bắt được một con gấu con còn sống về gần nhà. Tôi biết được nhiều hộ trên địa bàn có nuôi gấu lấy mật tạo ra nguồn thu nhập lớn nên tôi cũng muốn mua con gấu con này nuôi lấy mật. Xin luật sư trả lời cho tôi việc nuôi này có hợp pháp và thủ tục xin phép như thế nào.
Trước hết, Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp
xin gửi lời chào trân trọng đến bạn đọc cùng gia đình. Về thắc mắc của bạn,
công ty xin được đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Thứ nhất, gấu là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nằm trong
danh mục IB của Nghị định 06/2019/NĐ-CP nên các quy định về quản lý, nuôi nhốt
gấu phải theo quy định của pháp luật về quản lý động vật rừng quý hiếm, nguy cấp.
Thứ hai, nếu muốn nuôi, trồng
các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp vì mục đích thương mại, bạn phải
thỏa mãn điều kiện tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 06/2019/NĐ-CP:
"Điều 15. Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại
1. Đối với động vật:
a) Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật
sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật
từ cơ sở nuôi hợp pháp khác;
b) Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài
nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường,
phòng ngừa dịch bệnh;
c) Loài nuôi là loài được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam
công bố có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm
soát; và được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản việc nuôi
sinh sản, sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các
loài có liên quan trong tự nhiên;
d) Có phương án nuôi theo Mẫu số 04, Mẫu số 06 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định này."
Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn nguồn gốc con gấu con bạn
mua là từ thợ săn bắt về không phải là nguồn gốc hợp pháp nên bạn không có quyền
được nuôi dưỡng con gấu này. Mặt khác, việc nuôi gấu lấy mật là hành vi làm ảnh
hưởng đến sức khỏe của gấu nên sẽ không được nuôi nhằm mục đích này.

Tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6248 (Nguồn: Internet)
Thứ ba, nếu bạn cố gắng nuôi nhót gấu để lấy mật sẽ phải chịu
chế tài hành chính hoặc hình sự, đi kèm biện pháp khắc phục thiệt hại:
Biện pháp hành chính: căn cứ khoản 1,2 Điều 4 Nghị định
155/2016/NĐ-CP:
"Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục
hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và
2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy phép xử lý
chất thải nguy hại; Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp; Giấy xác nhận đủ điều
kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Giấy
phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm; Giấy chứng
nhận đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam; Giấy
chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Giấy phép khai
thác loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy phép nuôi, trồng các
loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng
sinh học; Giấy phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai; Giấy phép tiếp cận
nguồn gen; Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; Giấy phép nhập khẩu
sinh vật biến đổi gen; Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Giấy phép trao đổi,
mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện
làm thực phẩm; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thức ăn
chăn nuôi (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường) hoặc đình chỉ hoạt động
có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính từ
01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu
lực thi hành;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử
dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung
là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính)."
Hoặc chế tài hình sự nếu đủ cấu thành quy định tại Điều 234
Bộ luật Hình sự:
"Điều 234. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật
hoang dã
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu
không thuộc trường hợp quy định tại Điều 242 và Điều 244 của Bộ luật này, thì bị
phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
hoặc động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng
hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể
hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới
700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000
đồng;
c) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
trái phép động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thu lợi bất chính
hoặc trị giá dưới mức quy định tại điểm a, điểm b khoản này nhưng đã bị xử phạt
vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết
án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến
07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
đ) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
e) Vận chuyển, buôn bán qua biên giới;
g) Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc
Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục
II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc của động vật hoang
dã khác trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
h) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc
Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục
II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc của động vật hoang dã khác trị giá
1.500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng
đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì
bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này,
thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại
các điểm a, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này,
thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật
này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số
lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."
Ngoài ra, bạn sẽ luôn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc
phục hậu quả phù hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP:
“3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc
phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại,
chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban
đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn
gen trái pháp luật;
b) Buộc tháo dỡ hoặc di dời cây trồng, công trình, phần công
trình xây dựng trái quy định về bảo vệ môi trường; buộc tháo dỡ công trình, trại
chăn nuôi, khu nuôi trồng thủy sản, nhà ở, lán trại xây dựng trái phép trong
khu bảo tồn;
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập
khẩu, đưa vào trong nước trái quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm
môi trường; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện có chứa loài ngoại lai xâm hại,
sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện,
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và
phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước trái quy định về bảo vệ môi trường hoặc
gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường; buộc tiêu hủy loài sinh
vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến
đổi gen chưa có Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Giấy chứng nhận an
toàn sinh học; buộc thu hồi và tiêu hủy chế phẩm sinh học đã sản xuất, lưu hành
hoặc sử dụng trái phép. Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý
theo quy định của pháp luật;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về
hiện trạng môi trường của các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung;
g) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ
theo quy định; buộc thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn
gen trái pháp luật;
h) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi
phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
i) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung,
phát sáng, phát nhiệt, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, xử lý chất
thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; buộc phải lập hồ sơ báo cáo kết quả
hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra,
xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; buộc lập, thực hiện phương án
cải tạo, phục hồi môi trường; buộc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, mua bảo
hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng
rủi ro theo quy định;
k) Buộc xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
l) Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm; thực hiện đúng quy định
về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư;
m) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp
theo quy định; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và
phân tích mẫu môi trường (đối với tất cả các thông số môi trường của các mẫu
môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật) trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải
vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện
hành; buộc bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm gây ra theo quy định của
pháp luật;
n) Buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến
vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường."

Tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6248 (Nguồn: Internet)
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!