1/ Căn cứ pháp lý.
- Bộ Luật lao động 2012.
- Bộ Luật Hình sự năm
2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
- Thông tư
11/2013/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15
tuổi làm việc.
- Nghị định
95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo
hiểm xã hội và đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2/ Có được sử dụng trẻ em dưới 13 tuổi đóng cảnh
nóng.
a. Các quy định pháp luật
liên quan đến xử dụng lao động dưới 13 tuổi.
Đối với lao động là trẻ
em dưới 13 tuổi thì Bộ Luật Lao động hiện hành có quy định về việc sử dụng lao
động là trẻ em dưới 13 tuổi tại Khoản 3 Điều 164 Bộ luật Lao Động năm 2012.
“Điều 164. Sử dụng lao
động dưới 15 tuổi
…
3. Không được sử dụng
lao động là người dưới 13 tuổi làm việc trừ một số công việc cụ thể do Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội quy định.
Khi sử dụng người dưới
13 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định tại khoản 2
Điều này.”
Theo Khoản 3 ở trên những
công việc được sử dụng người dười 13 tuổi được quy định tại Danh mục công việc
được sử dụng người dưới 13 tuổi của Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH:
“I.
DANH MỤC CÔNG VIỆC ĐƯỢC SỬ DỤNG NGƯỜI DƯỚI 13 TUỔI LÀM VIỆC
1.
Diễn viên: múa; hát; xiếc; điện ảnh; sân khấu kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa
rối (trừ múa rối dưới nước).
2.
Vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích),
bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu
mây, cờ vua, cờ tướng, bóng chuyền.”
Như
vậy, trong vụ việc này, đoàn làm phim sử dụng Nguyễn Phương Trà My (chưa đủ 13
tuổi - diễn viên chính của phim “Vợ Ba”) hoàn toàn đúng theo pháp luật.
Tuy
nhiên, để xử dụng lao động dưới 13 tuổi thì người sử dụng lao động phải đáp ứng
các điều kiện được quy định tại Điều 163, Điệu 165 Bộ luật Lao động năm 2012:

Diễn viên Trà My đóng vai Mây đóng nhiều cảnh nóng trong phim "Vợ Ba"
“Điều
163. Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên
1.
Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ
theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y
tế ban hành.
2.
Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18
tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.
Thời
giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ
trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
3.
Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
4.
Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia,
thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác;
5.
Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người
dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá.
Điều
165. Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành
niên
1.
Cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc sau đây:
a)
Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
b)
Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
c)
Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
d)
Phá dỡ các công trình xây dựng;
đ)
Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
e)
Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ;
g)
Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa
thành niên.
2.
Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây:
a)
Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
b)
Công trường xây dựng;
c)
Cơ sở giết mổ gia súc;
d)
Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm
hơi, phòng xoa bóp;
đ)
Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người
chưa thành niên.
3.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm g khoản 1 và điểm
đ khoản 2 Điều này.”
Ngoài
ra khi sử dụng lao động dưới 13 tuổi thì phải có sự dám sát của gia đình, người
giám hộ, người đại diện hợp pháp theo pháp luật.
b.
Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng lao động dưới 13 tuổi trái pháp luật.
-
Mức xử phạt hành chính:
Mức
xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng lao động dưới 13 tuổi trái pháp luật
sẽ được quy định tại Điều 19 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:
“Điều
19. Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
1.
Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi
riêng khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi
khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động
có một trong các hành vi sau đây:
a)
Sử dụng người dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với
người đại diện theo pháp luật;
b)
Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại
Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật lao động;
c)
Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban
đêm, trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép.
3.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động
có một trong các hành vi sau đây:
a)
Sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc bị cấm
sử dụng theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật lao động;
b)
Sử dụng người dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép
theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 164 của Bộ luật lao động.”
Như
vây, sẽ căn cứ theo tùy từng trường hợp vi phạm mà áp dụng những mức xử phạt
hành chính khác nhau từ phạt cảnh cáo tới phạt tiền cao nhất là 25.000.000 đồng.
-
Mức xử phạt hình sự:
Mức
xử phạt hình sự đối với hành vi sử dụng người lao động chưa đủ tuổi thành niên
được quy định cụ thể tại Điều 296 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm
2017:
“Điều
296. Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi
1.
Người nào sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm
hoặc tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm:
a)
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b)
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c)
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến
07 năm:
a)
Phạm tội 02 lần trở lên;
b)
Làm chết người;
c)
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên;
d)
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
3.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến
12 năm:
a)
Làm chết 02 người trở lên;
b)
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
4.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Từ
những quy định pháp luật được nêu ở trên thì có thể thấy pháp luật hiện hành đã
có quy định rất cụ thể, tuy nhiên vẫn có những trường hợp mà pháp luật vẫn thể
bao quát được hệt, điển hình như diễn viên Trà My đóng vai Mây trong phim “Vợ
Ba”. Sự việc lần này đã tạo nên rất nhiều ý kiến trái chiều nhưng nhìn chung lại
tất cả chỉ là lo lắng cho Trà My nói riêng và trẻ em hiện nay nói chung khi các
vấn đề ấu dâm, quấy rối tình dục đang xuất hiện rất nhiều.

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
Hy vọng rằng sự tư vấn
của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những
vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể
liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng
Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail:
luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng
cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
D.K
Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự 2015 BLHS 2015 quy định 07 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (TNHS) bao gồm: Sự kiện bất ngờ; Tình... |
Thái Bình: Vì sao Công an huyện Tiền Hải chưa khởi tố bị can vụ án “Cố ý gây thương tích” từ Mồng 6 Tết? Vụ việc hỗn chiến, cố ý gây thương tích giữa hai nhóm người xảy ra từ tối Mồng 6 Tết nguyên đán Kỷ... |
Nhà sản xuất phim "vợ ba" có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Trong thời gian vừa qua, dư luận xã hội xôn xao về việc nhà sản xuất phim "vợ ba" đã sử dụng diễn... |