Vấn đề mua bán, chuyển nhượng nhà ở được quy định và hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục tại Luật Nhà ở, luật Dân sự và các văn bản pháp luật liên quan, tuy nhiên việc mua bán nhà ở cần lưu ý một số điểm sau:
I) Căn cứ pháp lý :
II) Nội dung:
Theo quy định tại
điều 91, điều 93 và điều 94 Luật Nhà ở, nhà ở phải có các điều kiện sau đây mới được đưa vào các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; Có Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật, không có tranh chấp về quyền sở hữu, không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền .
Khi bán nhà, các bên trực tiếp hoặc thông qua người đại diện thỏa thuận về mua bán nhà ở. Hợp đồng mua bán nhà ở phải thể hiện các nội dung sau: tên và địa chỉ của các bên, mô tả đặc điểm của nhà ở, giá và phương thức thanh toán nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về gi, thời gian nhận giao nhà ở, quyền và nghĩa vụ của các bên, cam kết của các bên, các thỏa thuận khác, ngày , tháng, năm ký kết hợp đồng; chữ ký của các bên
Giá mua bán nhà ở do các bên thỏa thuận. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá mua bán nhà ở thì không được vượt quá khung giá đó.
Hợp đồng mua bán nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của UBND xã đối với nhà ở nông thôn. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở cho bên mua tính từ ngày hợp đồng mua bán nhà ở được công chứng hoặc chứng thực.
Ngoài ra, một trong các bên thỏa thuận thực hiện nộp thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật. Bên mua có trách nhiệm nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở. Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua từ thời điểm hợp đồng được công chứng hoặc chứng thực.