"1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác
trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng
nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc
về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và
290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh,
trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm
sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ
cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ
50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy
hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Trộm cắp tài sản trị giá từ
2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp
quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ
200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ
50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp
quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá
500.000.000 đồng trở lên;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ
200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp
quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến
tranh, tình trạng khẩn cấp.
5.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng".
Dấu hiệu của tội trộm cắp là có hành vi lén lút lấy tài sản của
chủ sở hữu, chỉ cần có hành vi dịch chuyển tài sản khỏi vị trí ban đầu là đã
hoàn thành tội trộm cắp. Mặt khác, theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự,
tội trộm cắp tài sản không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu người bị hại
nên dù người trộm cắp có trả lại tài sản đã trộm cắp, được người bị hại rút yêu
cầu khởi tố thì người phạm tội vẫn phải chịu TNHS. Tuy nhiên, việc trả lại tài
sản đã trộm cắp được coi là một tình tiết giảm nhẹ TNHS do đã có hành vi tự
nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả quy định tại điều 51 Bộ Luật Hình sự năm
2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

Trả lại tài sản trộm cắp có bị phạt tù?
Như vậy, việc trả lại tài sản cho người bị trộm không phải là
căn cứ để đình chỉ vụ án, người phạm tội vẫn phải chịu TNHS và có thể bị phạt
tù tùy vào mức độ, tính chất của vụ án.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Hưng.