Dư luận đang xôn xao chú ý đến vụ việc ông Trần Minh Lợi chủ facebook "Diệt giặc nội xâm" ở xã Ea B’Hốk, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk tỉnh Đăk Nông bị công an tỉnh Đăk Nông bắt khẩn cấp về tội hối lộ chiều ngày 22.3. Theo thông tin từ công an Đăk Nông, người ta được biết ông Lợi đã cố tình gài bẫy một số cán bộ bằng cách giả vờ đưa hối lộ rồi sau đó chủ động tố cáo.
1. Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
2. Vụ "bẫy" nhận hối lộ ở Đắk Nông, ông Lợi có phạm tội nhận hối lộ?
Đã có
những luồng ý kiến khác nhau quanh vụ việc này. Nhiều người cho rằng ông Lợi
chống tham nhũng như thế là sai luật, tự hại đến thân. Nhưng cũng có nhiều
người dân bày tỏ khi nhà nước ta khuyến khích chống tham nhũng thì không nên
bắt tội trường hợp chủ động tố cáo như của ông Lợi.
Vậy thì giữa những góc nhìn trái chiều như vậy, hành vi của ông
Lợi hiểu như thế nào là chính xác? Để làm sáng tỏ vấn đề đó, bài viết này xin
phân tích sâu về hành vi của ông Lợi đối chiếu với tội hối lộ theo quy định của
pháp luật hình sự như sau:
Theo Điều 1 Khoản 2 của Luật hình sự sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật Hình sự, thì Điều 279 Khoản 1 của Bộ luật Hình sự quy định Tội nhận hối lộ
là: "Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian
đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình
thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm
trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không
làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù
từ hai năm đến bảy năm;
Và tội đưa hối lộ được quy định tại điều 289 khoản 1
là: " Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng
đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm."
Từ đó đã rút ra được một nhận định là: tội đưa hối lộ là hành vi
đưa vật chất cho người có chức vụ quyền hạn - nhằm mục đích để người đó đem lại
lợi ích cho mình hoặc làm theo yêu cầu của mình !

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6248 (Hình ảnh minh họa)
Đây là điểm cần hết sức chú ý. Tội phạm đưa hối lộ chỉ được cấu
thành khi phải có điều kiện đủ là: mục đích đưa vật chất để nhằm làm cho người
có chức vụ quyền hạn nhận đem lại lợi ích cho mình hoặc làm theo yêu cầu của
mình. Bởi lẽ nếu đưa vật chất mà không có mục đích để người nhận đem lại lợi
ích cho mình hay làm theo yêu cầu nào đó của mình, thì rõ ràng không phạm tội
hối lộ.
Ví dụ chẳng hạn, qua thông tin báo chí, cá nhân A ở tỉnh Y ngoài
miền Bắc đến tỉnh X trong miền Nam đưa 100 triệu tặng cho cán bộ lãnh đạo B vì
mến mộ thành tích của cán bộ này cống hiến cho xã hội. Thì như vậy do cá nhân A
không có mục đích để làm cho cán bộ B đem lại lợi ích hay làm theo yêu cầu gì
cho mình mà mục đích A đưa tiền cho cán bộ B chỉ là tình cảm cá nhân, thể hiện
ở khoảng cách địa lý quá xa A không thể trục lợi gì được, nên A không thể phạm
tội đưa hối lộ với người có chức vụ quyền hạn được.
Vậy thì trong trường hợp của ông Lợi, ông Lợi đã hối lộ nhưng
không phải với mục đích là nhờ cán bộ có chức vụ quyền hạn đem lại lợi ích hay
làm theo yêu cầu của mình. Cái mục đích mà ông Lợi khi đưa tiền đã nói nhờ vả
với các cán bộ đó chỉ là mục đích giả, còn mục đích thật của ông là tố cáo họ
nhận hối lộ. Bằng chứng rõ ràng là tất cả các vụ ông đưa tiền cho các cán bộ
sau đó ông đều chủ động tố cáo ngay, chứ ông Lợi không tìm kiếm lợi ích từ
người nhận hối lộ.
Như vậy cái hành vi hối lộ cán bộ của ông Lợi là giả (giả vờ hối
lộ để các cán bộ đó mắc bẫy), hành vi tố cáo cán bộ nhận hối lộ mới là thật.
Cho nên để kết luận về việc làm của ông Lợi thì phải căn cứ vào hành vi thật
(tố cáo) của ông, chứ không thể lại đi căn cứ vào hành vi giả tạo (vờ hối lộ)
của ông mà định tội được.
Điều này đã luôn là nhất quán trong việc xác định tội danh của Bộ
luật Hình sự. Chẳng hạn một đối tượng tấn công một người gây thương tích, thì
phải xem mục đích của việc tấn công đó là nhằm gây thương tích, hay nhằm cướp
tài sản, hay là nhằm giết người, để từ mục đích đó mà cơ quan bảo vệ pháp luật
định tội danh là tội cố ý gây thương tích, hay tội cướp tài sản, hay tội giết
người theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Như vậy ông Lợi đã hối lộ nhưng là để nhằm tố cáo chống lại chính
cái việc nhận hối lộ đó, chứ không phải hối lộ để nhằm kiếm lợi ích từ người
nhận hối lộ - theo mô tả về tội đưa hối lộ của Bộ luật Hình sự. Theo mô tả đó
thì nếu ông Lợi đưa hối lộ không phải vì mục đích tố cáo mà vì mục đích để mình
hưởng lợi ích từ người nhận hối lộ đem lại cho, thì đúng là ông đã phạm tội đưa
hối lộ. Nhưng ông lại đưa hối lộ để tố cáo ngay sau đó theo mục đích đã định sẵn
ban đầu là tố cáo chứ không để hưởng lợi ích từ người nhận hối lộ mang
lại.
Điển hình là vụ việc ông Lợi đóng giả làm doanh nhân dược phẩm để
hối lộ giả sau đó đi tố cáo thật, thì đương nhiên vì đóng giả doanh nghiệp dược
phẩm nên ông Lợi không có mục đích tìm kiếm lợi ích từ người nhận hối lộ có
chức vụ quyền hạn về dược phẩm. Cho nên hành vi đưa hối lộ (giả tạo) để tố cáo
(thật) của ông Lợi không phải là phạm tội hối lộ (thật) theo quy định của Bộ
luật Hình sự.
Ông Lợi đã hối lộ giả nên không phạm tội đưa hối lộ. Thế nhưng một
số cán bộ nhận hối lộ để vì lợi ích hoặc theo yêu cầu (giả vờ) của ông Lợi thì
lại vẫn phạm tội nhận hối lộ vì đã thỏa mãn cấu thành tội phạm tội nhận hối lộ
là đã có động cơ nhận hối lộ vì lợi ích của người hối lộ, đúng theo mô tả về
tội nhận hối lộ của Bộ luật Hình sự.
Vấn đề này từ trước tới nay thường chưa được hiểu một cách chính
xác theo tinh thần của Bộ luật Hình sự. Vì vậy rất mong các cơ quan bảo vệ pháp
luật hết sức chú ý phân biệt tội danh theo đúng mục đích phạm tội, tránh định
tội sai, để thực hiện đúng đắn chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và nhà
nước là khuyến khích mọi người tham gia phòng chống tố giác tội phạm, nhất là
tội phạm tham nhũng.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail:
luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
thanhchung
Nữ cựu kiểm sát viên nhận hối lộ hứa 'chạy án' và cái kết Ngày 20/6, Tòa án Cấp cao tại Hà Nội đưa bị cáo Trịnh Thị Huyền (SN 1982, cựu kiểm sát viên VKSND TP... |
Thanh niên lấy sạch tài sản của bạn khi được ở nhờ Được bạn thân ở An Giang cho tá túc dài ngày, Nhựt lén lấy điện thoại, xe máy bán lấy tiền chơi... |
Nhóm bị cáo âm mưu lật đổ chính quyền Việt Nam lãnh án Ngày 24-6, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên xét xử bị cáo Nguyen Michael Phuong Minh (55 tuổi, quốc tịch... |
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|