Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Bài viết liên quan
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào
Trả lời: Cảm ơn
bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới chúng tôi. Luật Hồng Thái xin tư vấn cho bạn
như sau:
Cho vay tiền,
tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả,
bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất
lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
Pháp
luật không có quy định bắt buộc hợp đồng vay tài sản phải bằng văn bản nhưng
văn bản là hình thức rõ ràng nhất để ghi nhận mối quan hệ vay tài sản giữa bạn
và người bạn kia trên thực tế để tiến hành khởi kiện. Nếu không có hợp đồng vay
bằng văn bản thì bạn phải có những bằng chứng liên quan đến việc bạn vay hộ tiền
cho người bạn kia thông qua những bản ghi âm, clip, tin nhắn... Tuy nhiên, với những tài sản có giả
trị cao thì nên có văn bản để thể hiện.
Không trả nợ khoản vay
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Bạn có thể tố cáo hành vi trên trước pháp
luật và yêu cầu cơ quan chức năng khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với
chi tiết người vay không trả nợ và có dấu hiệu bỏ trốn.
Khi bạn
có bằng chứng ghi nhận về việc bạn cho người kia vay tiền
và người kia có hành vi trốn tránh, không chịu trả cho bạn thì người đó có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật
hình sự 2015.
Theo đó nếu có bằng chứng về việc vay tài sản như văn bản (giấy viết
tay, thư điện tử…), ghi âm, ghi hình,… và bên kia có hành vi bỏ trốn để trốn
tránh nghĩa vụ trả nợ vay của bạn thì họ có thể bị xem xét về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
.jpg)
Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6248
Khởi kiện dân sự
Ngoài tố cáo hình sự, bạn có thể khởi kiên
ra Tòa án yêu cầu giải quyết vụ việc theo hướng dân sự. Khi có các bằng chứng liên quan về hợp đồng vay bạn còn có thể khởi
kiện yêu cầu người đó thanh toán lại tiền vay cũng như khoản tiền lãi khi chậm
thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền vay cho bạn. Căn cứ quy định Điều 466 Bộ luật
dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
“Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ
hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi
suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả
tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật
có quy định khác.”
Tuy nhiên,
nếu vào thời điểm cho vay bạn không có giấy tờ, bằng chứng ghi nhận nợ giữa bên
kia với mình, bây giờ bạn vẫn có thể gọi điện, nhắn tin với họ để ghi nhận về sự
tồn tại của hợp đồng vay và mức lãi suất đặt ra (nếu có). Đó sẽ là căn cứ để
phía bên cơ quan công an hoặc Tòa án nhân dân xem xét về hành vi của người này
và có biện pháp xử lý phù hợp với người này.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248