Từ hiện trạng thực tế xảy ra cách đây không lâu, " siêu trộm" đột nhập vào nhà của một đại gia xây dựng ở Ninh Bình, sau đó vào phòng ngủ của gia chủ" cuỗm" đi 200 cây vàng như chốn không người.Kẻ trộm sẽ phải chịu hậu quả như thế nào và các quy định về tội trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bài viết liên quan:
Khoảng 23h ngày
17/9/2018, Cửu đến phố Mía Đông, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình (Ninh
Bình). Cửu đi vòng quanh khu phố Mía Đông và Kim Đa để quan sát tìm gia đình có
điều kiện kinh tế, có sự sơ hở trong quản lý, trông coi tài sản để đột nhập
trộm cắp. Phát hiện nhà ông Đinh Quang Minh (SN 1947) xây kiểu biệt thự, nằm
trong khuôn viên của Công ty TNHH xây dựng Bảo Sơn do ông Minh là Chủ tịch
HĐQT.
Tại đây, Cửu trèo qua
tường rào vào trong khuôn viên công ty. Thấy phòng có chữ “Giám đốc”, Cửu đã
dùng xà cầy cậy cửa nhôm kính, đột nhập vào bên trong rồi lục lọi tìm tài sản
nhưng không có gì. ,Cửu ra khỏi phòng tìm cách đột nhập vào căn nhà chính nơi
vợ chồng ông Minh sinh sống. Vào được trong nhà, thấy cửa chính tầng 1 không
khóa, Cửu mở chốt để sẵn nhằm dễ tẩu thoát nếu bị phát hiện. Trong nhà ông
Minh, Cửu đi lên tầng 2, vào phòng ngủ. Cửu dùng xà cầy cậy cửa tủ gỗ ra thì
thấy bên trong có chiếc két sắt điện tử. Y bê chiếc két đặt lên ngửa lên giường
rồi dùng xà cầy cậy phá két. Khi mở được két, thấy bên trong có 2 chiếc tất màu
đen chứa đầy vàng miếng, Cửu lấy chiếc túi da trong phòng, bỏ toàn bộ số vàng
trên vào túi sách rồi nhanh chóng thoát khỏi hiện trường lúc này khoảng 03h30
sáng 18/9/2018.
Trên
đường từ Ninh Bình về Thái Bình, Cửu và Hoan vứt chiếc túi đựng “đồ nghề” trộm
cắp tài sản và chiếc xe máy lại bên đường và dưới sông. Về nhà, Cửu bỏ số vàng
trộm nhà ông Minh ra đếm được 200 cây vàng miếng.
Từng nhiều lần bị phạt tù về tội trộm cắp tài sản
nhưng Cửu vẫn “ngựa quen đường cũ”. "Siêu trộm" liên tiếp đột nhập
vào nhà dân, công ty, tiệm vàng thực hiện hàng loạt các vụ trộm cắp quy mô lớn.

Tư vấn pháp luật miễn phí( nguồn ảnh: Internet)
Về mặt pháp luật, tội “trộm cắp tài sản” được quy định
tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 như
sau:
“ Người nào trộm
cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội
này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172,
174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu
đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương
tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật,
cổ vật.
+Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên
nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản
trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo
quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu
thoát;
e) Tài sản là bảo vật
quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
+ Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản
trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai,
dịch bệnh.
+ Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản
trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh
chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội
còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
1.Hiểu
thế nào về trộm cắp tài sản?
Tội trộm cắp tài sản
là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lén lút.
Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội che dấu hành vi chiếm
đoạt của mình đối với người quản lý tài sản. Tức là, bằng mọi cách người phạm
tội che dấu hành vi của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chiếm đoạt tài
sản.
2.
Dấu hiệu pháp lý
* Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội trộm cắp tài sản là quyền
sở hữu tài sản của nhà nước, tổ chức và
cá nhân. Đối tượng tác động của tội phạm này là các tài sản gồm: tiền, vật
* Mặt khách quan của tội phạm : Mặt
khách quan của tội thể hiện ở hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ
quản lý. Hành vi này chỉ cấu thành tội trộm cắp tài sản khi tài sản bị chiếm
đoạt có giá trị từ 2.000.000 đồng trở
lên
Trường hợp một người thực hiện
nhiều lần trộm cắp tài sản, nhưng mỗi lần giá trị tài sản dưới 2.000.000 đồng
và không thuộc các trường hợp quy định tại các Điểm a,b,c và d khoản 1 Điều
này, trong đó chưa lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phát
hành chính, thì bị truy cứu tránh nhiệm hình sự về tội theo tổng giá trị tài
sản các lần xâm phạm
Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị
dưới 2.000.000 đồng, thì người vi phạm bị truy cứu tránh nhiệm hình sự nếu
thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm
+ Đã bị kết án về tội này hoặc một
trong các tội quy định tại Điều 168,169,170,171,172,174,175 và 290 của Bộ luật
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật
tự, an toàn xã hội
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống
chính của người bị hại và gia đình của họ
+ Tài sản là di vật, cổ vật. Di vật là
hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Cổ vật là
hiện vật được lưu truyền lại, có giá trụ tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa
học có từ một đến trăm năm tuổi trở lên
*Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm là người đử từ 16 tuổi trở lên, hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên
đến dưới 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự.
* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được
thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội là chiếm đoạt tài sản của
người khác.
Như
vậy xét thấy hành vi của Phạm Văn Cửu có đủ yếu tố cấu thành theo điểm
a, khoản 4, điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 với khung hình phạt cao nhất lên
đến 20 năm phạt tù.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Trẻ em 14 tuổi 6 tháng trộm cắp tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?' ( 10:37 | 05/09/2018 )
Ngày nay, tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng gia tăng. Đối với những độ tuổi khác nhau, pháp luật.
Ổ nhóm “siêu trộm” trộm cắp xe máy đưa vào Bình Dương tiêu thụ trót lọt lên đến 200 vụ. Chế tài áp dụng như thế nào về tội trộm cắp tài sản?' ( 03:42 | 17/09/2018 )
Ngày 17/9/2018, tin từ Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, cơ quan này đã phối..
Đang trong thời gian tại ngoại, nữ 9x vẫn tiếp tục đi trộm cắp tài sản' ( 10:32 | 17/06/2019 )
Dù phạm tội trộm cắp tài sản và đang trong thời gian tại ngoại chờ phúc thẩm, thế nhưng Hằng vẫn...