Con dưới 36 tháng tuổi thì cha có quyền được nuôi con hay không hay bắt buộc phải mẹ nuôi?
Bài viết liên quan
Về nguyên tắc cha mẹ có quyền và nghĩa vụ
ngang nhau trong việc chăm con, nuôi dưỡng, giáo dục, đại diện cho con và quyền,
nghĩa vụ này không mất đi khi cha me ly hôn.
Vì vậy, khi ly hôn cha mẹ đều có quyền trực
tiếp nuôi dưỡng con cái. Tuy nhiên, với con dưới 36 tháng tuổi pháp luật quy định
sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi , trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp
nuôi, chăm sóc, giáo dục con cái hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi
ích của con.
Như vậy với con dưới 36
tháng tuổi mẹ được ưu tiên quyền trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con dưới 36 tháng. Nhưng ưu tiên này không phải tuyệt đối, trong những
trường hợp nhất định người cha sẽ có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con dưới 36
tháng tuổi.
Tư vấn miễn phí: 19006248( Nguồn ảnh: Internet)
Việc trông nom, chăm sóc,
giáo dục con sau ly hôn được quy định tại điều 81 Luật HN- GĐ năm 2014 như sau:
“3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao
cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp
trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác
phù hợp với lợi ích của con.”
Với quy định
trên, người cha có thể trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con dưới 36 tháng tuổi nếu
hai vợ chồng có sự thỏa thuận về việc nuôi con khi ly hôn . Khi đã thỏa thuận rằng
cha có quyền được nuôi con thì Tòa án sẽ không xét đến vấn đề con đã đủ 36
tháng tuổi cần có mẹ hay không?
Bởi
khi đã thỏa thuận như vậy hai bên đã cân nhắc đến việc làm như thế nào để con
được chăm sóc, giáo dục, lợi ích của con được đảm bảo. Cha và mẹ thỏa thuận cha
là người nuôi con và thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của con.
Quan
hệ hôn nhân gia đình cũng là một quan hệ pháp luật dan sự nên khi giải quyết ly
hôn. Tòa án tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự. Do đó, nếu có sự thỏa thuận
rõ cha sẽ là người nuôi con dưới 36 thàng tuổi sau khi ly hôn và thỏa thuận này
phù hợp với lợi ích của con Tòa án sẽ
ghi nhận điều này.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Ly hôn có được nuôi con
Hỏi: Chào luật sư ạ. Em có một vấn đề trong ly hôn muốn hỏi ạ. Em lấy chồng đến nay là được 4 năm và...
Làm giấy khai sinh cho con riêng sau ly hôn
Câu hỏi: Cho tôi hỏi chút về luật hôn nhân gia đình, Tôi muốn làm giấy khai sinh cho con với chồng...
Không cho con kết hôn, cha mẹ có thể bị phạt nặng!
Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân gia đình theo quy định của pháp luật. Vậy khi nào...