Kết hôn là chuyện hệ trọng cả đời người của người phụ nữ, lấy chồng chẳng khác gì canh bạc, sai một bước hối hận một đời. Nếu lấy được người chồng tốt, thương yêu chăm sóc mình thì hạnh phúc viên mãn. Chẳng may lấy phải người chồng vô công rồi nghề suốt ngày chơi bời lêu lổng, không chăm sóc vợ con lại còn có tính vũ phu thì đúng là bất hạnh muôn phần
Câu hỏi
Em gái tôi mới
sinh xong được 3
tháng tay yếu chân mềm ăn uống không nổi, đêm nào cũng thức trắng giữ con mà
gặp đúng chồng không biết nghĩ. Đã bất lực không lo được cho vợ con mà còn lộ
bản chất suốt ngày ngoài đường bay nhảy, về đánh đập vợ con. Từ lúc em gái mang
thai em rể tôi luôn đánh đập khiến em tôi động thai mấy lần. Tôi bức xúc quá,
luật sư tư vấn giúp tôi giờ gia đình tôi phải làm gì? Em rể tôi sẽ bị xử lý như
thế nào về hành vi bạo lực đó? Tôi xin cảm ơn
1. Căn
cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự
2015
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã
hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia
đình
2. Nội
dung tư vấn
Bạo lực gia
đình là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Người có hành vi bạo
lực với vợ, dù gây thương tích nhiều hay ít cũng đều phải chịu hình phạt của
pháp luật.
- Xử
lý vi phạm hành chính

19006248
Điều 49 Nghị định
167/2013/NĐ-CP quy định:
"Điều
49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình:
1.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây
thương tích cho thành viên gia đình.
2.
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi
sau đây:
a)
Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho
thành viên gia đình;
b)
Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần
được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân
điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ
chối.
3.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc
xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại
Khoản 1 và Khoản 2 Điều này."
Theo đó, chồng
có hành vi đánh đập gây thương tích cho vợ phạt tiền từ 1 – 1,5 triệu đồng. Nếu
sử dụng công cụ, phương tiện hay vậy dụng khác gây thương tích; không đưa nạn
nhân đi cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc không chăm sóc nạn nhân trong thời
gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình thì bị phạt 1,5
– 02 triệu đồng.
Ngoài ra, người
chồng còn bị buộc phải xin lỗi công khia nạn nhân nếu có yêu cầu.
- Xử
lý hình sự: Đối với hành vi đánh đập vợ thì người chồng có thể
bị truy cứ hình sự về tội Cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.
"Điều
134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà
tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù
từ 06 tháng đến 03 năm:
a)
Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b)
Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c)
Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d)
Phạm tội 02 lần trở lên;
đ)
Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e)
Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau
hoặc người khác không có khả năng tự vệ;"
Như vậy, nếu
người chồng cố ý gây thương tích cho vợ mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến
30%, hoặc dưới 11% nhưng dùng hung khí nguy hiểm, dùng axit; gây cố tật nhẹ cho
vợ hoặc phạm tội 2 lần trở lên thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm
hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Trên đây là tư
vấn của Luật Hồng Thái, bạn có thể
dựa vào hoàn cảnh thực tế của em gái bị chồng đối xử như nào để em rể bị xử lý
như thế nào.
Tuy nhiên dù
thế nào, nếu em gái bạn bị chồng đánh đập thì cũng không nên im lặng cam chịu
mà có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính
mạng của mình để nhờ sự giúp đỡ.
Vấn đề thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Sau khi ly hôn Tòa án trao quyền nuối con thuộc về người vợ. Hiện nay người vợ đã đi nước ngoài định...
Phân chia tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn?
Trong thời kì hôn nhân, chồng đi làm ở nước ngoài có tạo lập được một khối tài sản. Khi ly hôn hai...
Chồng vay tiền rồi bỏ trốn, vợ có nghĩa vụ phải trả không?
Chồng tôi bỗng nhiên bỏ đi không nhắn nhủ gì, cắt mọi liên lạc. Sau đó, một nhóm người tới nhà đòi...