Trong ngày cưới, việc cha mẹ, họ hàng tặng vàng, trang sức có giá trị khác cho cô dâu, chú rể là phong tục ở nhiều nơi. Vậy dưới góc độ pháp luật, số vàng, trang sức này thuộc tài sản chung hay riêng? Chia tài sản này khi ly hôn như thế nào?
Hiện nay, tình trạng ly hôn
xảy ra tương đối phổ biến, bên cạnh việc chấm dứt hôn nhân còn có tranh chấp về
tài sản và con cái.
Trên thực tế, đã có nhiều tranh chấp xảy ra xung quanh những
món quà cưới là vàng, trang sức do bố mẹ, họ hàng hai bên tặng. Việc phân chia
tài sản này khi ly hôn như thế nào khiến những người trong cuộc tranh cãi gay
gắt.
Về vấn đề này, hiện nay còn
nhiều ý kiến khác nhau. Dưới đây là một số ý kiến, quan điểm về vấn đề này như
sau:

Tư vấn pháp luật miễn phí: 19006248( Nguồn ảnh: Internet)
Quan điểm thứ nhất: theo Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì để xác
định rằng tài sản đó có phải tài chung của vợ chồng thì phải dựa vào thời điểm
xác lập tài sản đó là trước hay trong thời kỳ kết hôn. Quan điểm trên cho rằng
nếu tài sản đó xác lập sau thời điểm đăng ký kết hôn thì đương nhiên sẽ là tài
sản chung của vợ chồng, còn trước đó sẽ là của người được nhận vàng cưới.
Tuy nhiên mình không đồng ý với quan điểm này
vì khi xét “tài sản chung là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân”
mà bỏ quên rằng nếu tài sản đó được tặng riêng cho một người thì vẫn là tài sản
riêng, và hơn nữa tài sản tặng trước khi kết hôn nhưng tính chất để hai vợ
chồng làm vốn làm ăn thì vẫn nên xem là tài sản chung.
Quan điểm thứ
hai: dựa vào tính chất của loại vàng để xem xét: “những
nữ trang như đôi bông cưới, dây chuyền, vòng được tính là đồ dạm hỏi thì thường
được coi là nữ trang cho riêng cô dâu nên vẫn có thể xem là tài sản riêng. Còn
đối với vàng khâu, tuy là đeo cho bạn nhưng nếu người cho xác định vào thời
điểm cho là cho hai vợ chồng thì vẫn là tài sản chung”. Mình thì thấy quan
điểm này cũng có điểm đúng tuy nhiên nếu gom tất cả các loại trang sức cá nhân
thành nữ trang và là tài sản riêng của cô dâu thì không phù hợp, vì biết đâu
ngoài vàng khâu, khi người tặng tặng cho vòng, nhẫn đều thể hiện rằng muốn cho
cả hai vợ chồng.
Quan điểm thứ ba,
việc xem xét tài sản chung riêng dựa vào tính chất là tặng riêng hay tặng
chung.
Trước đây, theo Nghị quyết
01/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao:
“Đồ trang sức mà người vợ hoặc người chồng
được cha mẹ vợ hoặc chồng tặng, cho riêng trong ngày cưới là tài sản riêng.
Nhưng nếu những thứ đó được cho chung cả hai người với tính chất là tạo dựng
cho vợ chồng một số vốn, thì coi là tài sản chung. Khi chia tài sản chung,
những trang sức có giá trị không lớn so với tài sản chung thì chia cho người
đang sử dụng.”
Tuy nhiên sang đến Luật HNGĐ 2014 không hề quy
định gì về vấn đề trang sức này cũng gây không ít khó khăn trong việc áp dụng
khi tài sản khi ly hôn.
Thực tế dựa vào phong tục cưới hỏi trước giờ
của nước ta, tiền vàng bên nhà gái cho cô dâu lúc đám hỏi, đám cưới được xem
như của hồi môn cho con gái vào nhà chồng có của cải, còn nhà trai đeo cho cô
dâu thì tùy nhà nghĩ rằng cho con dâu để xem như là lễ để cưới con gái nhà
người ta hoặc cho vợ chồng. Đó là đối với họ hàng thân thiết, còn đối với họ xa
hơn một chút nếu đi đám bằng vàng thì sẽ xem như cho cả hai vợ chồng để có vốn
làm ăn.
Nếu thực sự dựa vào tính chất ý định của người
tặng để phân chia thì rất khó khăn vì đến lúc cần phân chia liệu có ai còn nhớ
chi tiết đây là của ai, lúc cho có dặn dò cho chung hay riêng không và tất cả
phụ thuộc vào lời khai của người cho, họ muốn bênh vực con họ thì tất cả đều là
của con họ mà thôi.
Việc phân định vàng cưới là tài sản riêng của
vợ/chồng hay tài sản chung là rất khó khăn, đối với giá trị vàng nhỏ vài ba
triệu thì không đáng kể, chứ trường hợp tiền vàng lên đến trăm triệu thì cũng
là một vấn đề nan giải và cần được quy định cụ thể.
Chồng đánh vợ - hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?
Kết hôn là chuyện hệ trọng cả đời người của người phụ nữ, lấy chồng chẳng khác gì canh bạc, sai một...
Vấn đề thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Sau khi ly hôn Tòa án trao quyền nuối con thuộc về người vợ. Hiện nay người vợ đã đi nước ngoài định...
Chồng vay tiền rồi bỏ trốn, vợ có nghĩa vụ phải trả không?
Chồng tôi bỗng nhiên bỏ đi không nhắn nhủ gì, cắt mọi liên lạc. Sau đó, một nhóm người tới nhà đòi...