1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Với những tình tiết được để cập trong trường hợp này, đội ngũ tư vấn của Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cấu thành tội phạm của tội phạm này được phân tích như sau:
- Mặt khách quan:
+ Về hành vi: Hành vi của tội phạm này là cố tình không trả lại tài sản, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa cho chủ sở hữu. người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp này, B đã cố tình không trả lại tài sản dù B đã nhiều lần yêu cầu.
+ Về giá trị tài sản: giá trị tài sản bị chiếm giữ từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; trong đó B đang chiếm giữ số tài sản trị giá 12.000.000 đồng.
- Mặt chủ quan:
+ Về lỗi: Lỗi của tội phạm này là lỗi cố ý. B dù biết A là chủ sở hữu, dù nhiều lần được A yêu cầu trả lại vẫn cố tình không trả.
- Khách thể: Tội phạm xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu. Việc B chiếm giữ tài sản của B đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản đó của A.
- Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Về hình phạt:
+ Tại khoản 1 quy định mức hình phạt là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm khi có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.
+ Khoản 2 quy định mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp dụng với trường hợp phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử - văn hóa có giá trị đặc biệt.
Về quyền lợi của A trong trường hợp này, A được quyền đòi lại tài sản của mình theo quy định tại
Điều 166 Bộ luật Dân sự năm 2015. Chủ sở hữu có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, không một ai có thể xâm phạm, tước đoạt quyền này của họ. Để bảo vệ quyền sở hữu, Nhà nước trao quyền cho chủ sở hữu có thể tự mình yêu cầu hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những hành vi làm cản trở việc thực hiện quyền của mình. Với trường hợp này,
dù A đã nhiều lần yêu cầu B trả lại nhưng B vẫn cố tình không trả lại. Do đó, B là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và A có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi B cư trú để yêu cầu Tòa án buộc B phải trả lại tài sản theo quy định tại
khoản 2, Điều 26 và điểm a, khoản Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Trẻ em 14 tuổi 6 tháng trộm cắp tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?' ( 10:37 | 05/09/2018 )
Ngày nay, tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng gia tăng. Đối với những độ tuổi khác nhau, pháp luật.
Ổ nhóm “siêu trộm” trộm cắp xe máy đưa vào Bình Dương tiêu thụ trót lọt lên đến 200 vụ. Chế tài áp dụng như thế nào về tội trộm cắp tài sản?' ( 03:42 | 17/09/2018 )
Ngày 17/9/2018, tin từ Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, cơ quan này đã phối..
Đang trong thời gian tại ngoại, nữ 9x vẫn tiếp tục đi trộm cắp tài sản' ( 10:32 | 17/06/2019 )
Dù phạm tội trộm cắp tài sản và đang trong thời gian tại ngoại chờ phúc thẩm, thế nhưng Hằng vẫn...