Phan Thị là chủ sở hữu
Căn cứ vào tài liệu, hồ sơ vụ án và diễn biến tranh tụng tại tòa, HĐXX nhận
thấy: Về quan hệ pháp luật và thẩm quyền giải quyết vụ án, Lê Linh khởi kiện
tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa cá nhân và tổ chức, không có mục đích lợi
nhuận nên thuộc về tranh chấp dân sự, thuộc thẩm quyền của TAND TP.HCM.
Về
yêu cầu triệu tập Cục Bản quyền tác giả tham gia tố tụng, tòa xét thấy trong
quá trình giải quyết phiên tòa sơ thẩm, Cục Bản quyền đã có văn bản gửi tòa.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, việc tòa án công nhận hay không công
nhận giấy chứng nhận do Cục cấp không liên quan đến trách nhiệm của Cục này. Do
đó việc tòa không triệu tập cơ quan này là phù hợp quy định của pháp luật.
Đối
với kháng cáo của Phan Thị, HĐXX nhận định: Về yêu cầu đề nghị xác định đồng
tác giả, đối tượng tranh chấp là hình thức thể hiện 4 nhân vật Trạng Tí, Sửu
Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo. Các hình tượng này được Cục văn hóa cấp cho Phan Thị nhưng
lại thể hiện là tập thể tác giả. Tòa nhận thấy việc cấp bản quyền lúc đó Luật
Sở hữu trí tuệ chưa được vận dụng điều chỉnh nên áp dụng Bộ luật Dân sự năm
1995 để xác định quyền tác giả.
Theo
quy định, quyền tác giải phát sinh từ khi tác phẩm sáng tạo dưới hình thức nhất
định, không phân biệt tác phẩm công bố hay chưa công bố. Hai phía đương sự không
công bố thời gian vẽ bản phác thảo nhưng tại tòa thừa nhận Lê Linh là người vẽ,
trên tập truyện cũng thể hiện Lê Linh là tác giả.
Theo
quy định của luật, để được công nhận là tác giả, người trực tiếp sáng tạo tác
phẩm phải để tên thật. Người hỗ trợ góp ý kiến không được công nhận là tác giả.
Việc Lê Linh là người trực tiếp thể hiện hình tượng nhân vật dưới dạng vật chất
nhất định hoàn toàn phù hợp với quy định của luật. Việc bà Hạnh nói nhân vật
hình thành trong trí óc của bà là không có cơ sở.
Từ
đây, HĐXX cho rằng kháng cáo của Phan Thị và bà Hạnh là không có cơ sở. Bản sơ
thẩm xác định Lê Linh là tác giả của 4 hình tượng nhân vật là hoàn toàn phù
hợp.
Về
yêu cầu không được làm tác phẩm phái sinh, căn cứ hợp đồng lao động đã ký với
Phan Thị, có cơ sở xác định Lê Linh là nhân viên của Phan Thị với công việc vẽ
minh họa. Theo luật, Phan Thị là chủ sở hữu của tác phẩm, được quyền làm tác
phẩm phái sinh nhưng không được sửa chữa, cắt xén tác phẩm và không được làm
phương hại đến danh dự, uy tín của Lê Linh.
Theo
trình bày của ông Linh, sau khi ông nghỉ việc, Phan Thị tiếp tục sáng tạo các
tập tiếp theo của Thần đồng đất Việt mà không xin phép ông Linh, có sự thay
đổi, biến dạng về cách thể hiện nhân vật; tuy nhiên lại không ghi có sử dụng
hình ảnh nhân vật của Lê Linh.
2
bên không đưa ra được việc làm biến thể thuộc phần nào của quá trình tạo tác
phẩm phái sinh nên HĐXX không có cơ sở để xác định có vi phạm hay không. Tuy
nhiên, việc đưa nhân vật vào các tập truyện tiếp theo không được làm sai lệch
hình tượng gốc. Do đó, đủ căn cứ xác định Phan Thị có hành vi xâm phạm đến
quyền tác giả của Lê Linh.

Họa sĩ Lê Linh được công nhận là tác giả duy nhất của Thần Đồng đất Việt
Buộc Phan Thị xin lỗi ông Lê Linh
Về yêu cầu phía Phan Thị xin lỗi công khai, tòa nhận thấy điều này có căn cứ,
phù hợp Luật Sở hữu trí tuệ. Tương tự với đề nghị Phan Thị thanh toán chi phí
luật sư cho Lê Linh, tòa phúc thẩm giữ nguyên án sơ thẩm.
Từ
những điều trên, HĐXX cấp phúc thẩm tuyên công nhận Lê Linh là tác giả duy nhất
của 4 hình tượng trong Thần đồng đất Việt, xác nhận bà Hạnh không phải là đồng
tác giả; buộc Phan Thị xin lỗi ông Lê Linh trong 3 kỳ liên tiếp trên 2 tờ báo;
thanh toán 15 triệu đồng chi phí luật sư cho Lê Linh.
Trong
vụ án này, họa sĩ Lê Linh khởi kiện, yêu cầu tòa công nhận ông là tác giả duy
nhất của 4 nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo; yêu cầu không thừa nhận
bà Hạnh là đồng tác giả; buộc Phan Thị chấm dứt việc tạo ra và sử dụng biến thể
trong các tập Thần đồng đất Việt tiếp theo và ấn phẩm khác; buộc xin lỗi công
khai Lê Linh trong 3 kỳ liên tiếp trên 3 tờ báo.
Vào
ngày 18/2, TAND quận 1 phán quyết vụ án theo hướng như trên. Sau đó, Công ty
Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh kháng cáo, đề nghị tòa cấp phúc thẩm xét xử lại
theo hướng hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ Thần đồng đất Việt.
Thần
đồng đất Việt là một bộ truyện dài, thành công bậc nhất của làng truyện tranh
Việt Nam. Từ 2002 tới nay, các ấn phẩm của Thần đồng đất Việt vẫn tiếp tục ra
mắt. Tác phẩm không chỉ có tính hài hước, mà còn mang tính giáo dục, đưa ra
nhiều bài học lịch sử văn hóa, với câu chuyện gần gũi văn hóa dân tộc. Bộ truyện
chiếm cảm tình của độc giả, có sức ảnh hưởng trong cộng đồng truyện tranh.

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
P.a
Nguyễn Văn Đông sẽ có thể phải chịu mức xử phạt bao nhiêu năm tù? Liên quan đến vụ thảm sát đầy thương tâm ở Đan Phương (Hà Nội), rất nhiều người chắc chắn rằng đối... |
Anh trai truy sát cả nhà e trai ruột vì mâu thuẫn đất đai. Nguyễn Văn Đông (huyện Đan Phượng, Hà Nội) vì chuyện xây móng nhà đã gây thảm án với gia đình em... |
Hành vi vận chuyển ma túy thuê bị xử lý như thế nào? Chuyến vận chuyển thuê ma tuý có giá 10.000 USD |
Phải làm gì khi người nhặt được tài sản không trả lại tài sản đó? Ngày 22/8/2019, trên đường đi làm về, A có đánh rơi một chiếc ví trong đó có một số tiền trị giá 12... |