Song thực tế, để kiện
nhau ra toà thì rất ít, bởi khi xảy ra chuyện, nhiều người tặc lưỡi cho rằng
“thôi, kệ” rồi cứ thế cho qua. Vậy, trong trường hợp người bị chửi muốn bảo vệ
danh dự cho mình thì cần phải làm gì?
Hiến pháp 2013 có quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận”
thế nhưng công dân không phải vì ỷ thế có quyền mà “thả lỏng” những lời nói của
mình ở bất cứ đâu với bất kỳ người nào. Đôi khi việc sử dụng những lời lẽ chửi
bới thô tục, xúc phạm đối với một số người là một việc làm hết sức bình thường,
tự nhiên và thành thói quen thế nhưng những lời lẽ ấy được đưa lên mạng xã hội
thì nó trở nên không còn bình thường nữa.

Tổng đài tư vấn miễn phí 1900.6248 ( Nguồn internet)
1, Căn cứ pháp lý
-Bộ luật hình sự 2015
-Nghị định 167/2013/NĐ-CP
2, Nội dung tư vấn
Theo điều 155 Bộ luật hình sự 2015
quy định Tội làm nhục người khác như sau:
“1. Người
nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh
cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa
bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương
tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Quy định về bồi thường thiệt hại
khi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác mới nhất 2019.
Tùy theo hành vi, mức độ vi phạm, người xúc phạm
bạn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 5, Nghị
định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Bên cạnh đó, nạn nhân có quyền yêu cầu người vi phạm
hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi
vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại về tổn thất về
tinh thần theo quy định.
Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự hiện nay đòi hỏi
người có yêu cầu phải chứng minh được quyền nhân thân bị vi phạm để làm căn cứ
yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Thủ tục đương nhiên xóa án tích theo pháp luật hiện hành
Luật sư cho e hỏi điều kiện và thủ tục đương nhiên xóa án tích theo pháp luật hiện hành?
Thời hạn tạm giam để điều tra theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự
Thời hạn tạm giam để điều tra được quy định cụ thể tại Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự số...
Thủ tục mời luật sư bảo chữa
Thủ tục mời luật sư/người bào chữa được thực hiện theo quy định tại thông tư 70/2011/TT-BCA ngày...