Pháp luật quy định như thế nào về thủ tục và quy trình nhận cha cho con
Thứ
nhất: Điều kiện xác nhận cha, con
Cha, con đều có quyền nhận nhau có mối quan hệ huyết thống trong mọi
trường hợp khi có căn cứ có mối quan hệ huyết thống cha con với nhau, kể cả cha
hay là con đã chết. Ngay cả khi đang có gia đình riêng (đang có vợ, có chồng)
thì vẫn có thể làm thủ nhận cha, con mà không cần hỏi ý kiến cũng như sự đồng ý
của người còn lại.
Khi con không nhận mối quan hệ cha và ngược lại hoặc là mẹ ngăn cấm
thì sẽ có quyền yêu Tòa án xác định người đó là cha hay là con của mình.
Trường hợp sinh con ngoài giá thú, hay cha, con thất lạc nhau
thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục xác nhận cha,
con khi có những căn cứ chứng minh rằng người đó là con của mình.
Thứ
hai: Hồ sơ yêu cầu xác nhận cha, con
+) Trường hợp yêu cầu Tòa án xác nhận mối quan hệ cha con là khi
có tranh chấp về vấn đề xác nhận nay thì hồ sơ cần phải có là:
– Phải có đơn khởi kiện yêu cầu xác nhận cha, con;
– Sổ hộ khẩu bản sao có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền;
– Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân nếu không có một
trong hai giấy tờ đó thì phải có họ chiếu thay thế nộp bản sao có công chứng,
chứng thực.
– Những chứng cứ để chứng minh mối quan hệ cha, con.
Khi đi nộp hồ sơ người yêu
cầu phải xuất trình căn cước công nhân hoặc chứng minh thư nhân dân để làm căn
cứ chứng minh tư cách pháp lý để nộp hồ sơ yêu cầu. Kèm theo đó mang sổ hộ khẩu để xác minh cơ
quan Tòa án nào có thẩm quyền để giải quyết việc yêu cầu đó để hướng dẫn cho
người yêu cầu nộp hồ sơ đúng nơi có thẩm quyền để giải quyết.
Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì Tòa
án có thẩm quyền phải thông báo về vấn đề thụ lý hay không thu lý hồ sơ cho người
yêu cầu, trường hợp không thụ lý thì phải nêu rõ lý do vì sao không thụ lý. Thời
hạn giải quyết sẽ là từ bốn đến sáu tháng.
+) Trường hợp không có tranh chấp có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân
có thẩm quyền sẽ nộp những hồ sơ sau:
– Nộp tờ khai nhận cha, con theo mẫu quy định.
– Chứng cứ chứng minh mối quan hệ huyết thống cha, con, để làm căn
cứ xác nhận cha, con.
+) Chứng cứ để làm căn cứ chứng minh mối quan hê cha, con sẽ bao gồm:
– Bản giám định ADN do cơ quan y tế có thẩm quyền cũng như có khả
năng xác định, văn bản của cơ quan giám định mối quan hệ huyết thống của cha,
con.
– Nếu không có được những văn bản đó thì phải có được những căn cứ
chứng minh khác về mối quan hệ đó như là đồ vật liên quan, hình ảnh về cha,
con, phim ảnh, đồ dùng, kỉ vật, vật dụng có liên quan và kèm theo đó là văn bản
cam kết của cha, mẹ về người đó là con của họ có với nhau, bên cạnh đó phải có
hai người làm chứng và hai người này phải là hai người thân thích trong gia
đình để chứng minh con đó hay người đó có mối quan hệ huyết thống.
Khi làm thủ tục cam kết có mối quan hệ huyết thống thì công chức
Tư pháp – Hộ tịch có nghĩa vụ
giải thích cho những người liên quan về hậu quả pháp cũng như trách nhiệm của họ nếu họ làm
chứng hay cam đoan sai sự thật. Trường hợp họ làm chứng sai sự thật thì việc
đăng kí hộ tịch xác định cha, con đó sẽ không có giá trị pháp lý và sẽ bị hủy bỏ.
Luật sư tư vấn, đại diện ngoài tố tụng - 0982033335 (Nguồn ảnh: Internet)
Thứ
ba: Thủ tục xác nhận cha, con
Trường hợp Tòa án có thẩm quyền để giải quyết sau khi thụ lý hồ sơ thì
Tòa án có thẩm quyền trong thời gian quy định sẽ xét xử yêu cầu xác nhận cha,
con.
Nếu làm thủ tục xác nhận cha, con thì cán bộ nhận hồ sơ phải có giấy
biên nhận về nhận hồ sơ, xác định tính hợp pháp của giấy tờ có trong hồ sơ của
người yêu cầu, điếu chiếu thông tin xem chính xác hay chưa, kể cả những người
làm chứng để xem tư cách pháp lý.
Trường hợp người yêu cầu chưa có đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo quy định
thì cán bộ Tư pháp – Hộ tịch thì hỗ trợ người yêu cầu hoàn thiện hồ sơ, nêu rõ
còn thiếu những giấy tờ, hồ sơ gì để yêu cầu họ bổ sung đầy đủ, tránh trường hợp
người yêu cầu phải đi lại nhiều lần mất thời gian, chi phí. Nếu đã hướng dẫn
cách thức thực hiện, bổ sung giấy tờ cần thiết mà người yêu cầu vẫn không cung
cấp được thì sẽ trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do vì sao trả.
Khi có đủ điều kiện, giấy tờ, hồ sơ theo quy định sẽ cho người yêu
cầu phiếu hẹn trả kết quả, nêu rõ ràng cụ thể, thời gian, địa điểm trả kết quả
hộ tịch mà họ yêu cầu.
Kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, giấy tờ thì trong thời hạn không qua ba
ngày làm việc nếu xác nhận thấy cha, con có mối quan hệ huyết thống, mối quan hệ
cha, con là có thật và vấn đề xác nhận này không hề có tranh chấp thì công chức
tư pháp – hộ tịch sẽ phải thực hiện thủ tục báo cáo lên Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã xem xét việc xác nhận cha, con. Nếu được sự đồng
ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì sẽ ghi vào sổ hộ tịch về việc xác nhận
họ là cha, con và các cá
nhân yêu cầu sẽ ký vào sổ hộ tịch. Bên canh đó thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải
ký cấp trích lục bản xác nhận đó cho người yêu cầu.
Bên cạnh đó thì cũng có thể kết hợp giữa việc đăng kí khai sinh
và làm thủ tục xác
nhận cha, con hồ sơ bao gồm:
– Cần hai tờ khai là tờ khai đăng ký nhận cha, con và tờ khai đăng
ký khai sinh điền đầy đủ
thông tin vào tờ khai.
– Giấy tờ chứng minh để đăng ký khai sinh như Giấy chứng sinh
hay giấy tờ thay thế để đăng ký khai sinh và những giấy tờ chứng minh quan hệ cha con kèm những
giấy để làm xác nhận cha, con.
Kết quả thực hiện khi đầy đủ giấy tờ hồ sơ theo quy định sẽ được
cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy đăng kí khai sinh và Giấy xác nhận cha con.
Trong một số trường hợp đặc biệt xác nhận cha con như là nam, nữ
chỉ chung sống với nhau mà không làm thủ tục đăng ký kết hôn nhưng mà người con
đó lại đang sinh sống với cha, không liên lạc được với người mẹ của người con
đó thì khi cha đi làm thủ tục xác nhận cha, con không cần phải có sự đồng ý của
người mẹ mà chỉ cần đủ điều kiện, giấy tờ chứng minh se được xác nhận cha con.
Trường hợp vợ sinh con trước thời kỳ hôn nhân nhưng chưa đăng kí
khai sinh cho con và khi đi làm thủ đăng ký khai sinh cho con mà bố và mẹ có giấy
tờ thừa nhận là con
chung, có những giấy tờ chứng minh thì thông tin của người cha sẽ được ghi vào thông tin
trong giấy khai sinh cho con luôn mà không cần làm thêm thủ tục xác nhận cha
con trước mới điền thông tin
cha vào giấy khai sinh.
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Tranh chấp về quyền nuôi con khi không có đăng ký kết hôn dược giải quyết như thế nào?
Hỏi: Dạ chuyện là năm 2017 tôi 15 tuổi chưa đủ tuổi kết hôn nhưng vì suy nghĩ nông cạn nên đã kết...
Ông, bà có được giành quyền nuôi cháu không?
Ông bà có thể kiện đòi giành quyền nuôi cháu khi thấy cha (mẹ) cháu không đủ điều kiện để nuôi dưỡng...
Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con
Khi ly hôn, con chung sẽ được giao cho bố hoặc mẹ là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục...