Vụ ly hôn của vợ chồng Tập đoàn Trung Nguyên là một vụ ly hôn vô cùng đình đám với nhiều tình tiết bất ngờ và khối tàn sản khổng lồ. Mức án phí mà cặp vợ chồng này phải nộp cũng là một việc rất thu hút sự chú ý của dư luận bởi số tiền quá lớn. Vậy, án phí ly hôn là gì và căn cứ vào đâu để có thể xác định được số tiền phải nộp cho mỗi vụ ly hôn?
1/ Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH quy định về mức thu,
miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí tòa án
- Luật Phí và lệ phí năm 2015
2/ Nội dung tư vấn
* Khái niệm án phí ly hôn
Án phí ly hôn là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải trả cho Tòa
án Nhân dân có thẩm quyền để bù đắp các chi phí mà cơ quan này đã chi khi ra bản
án ly hôn hoặc quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật.
Vụ án ly hôn là một trong những lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án. Theo thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm thì đương sự của vụ án ly hôn phải
nộp án phí ly hôn cho Tòa án.
Khi ly hôn, dù ở trường hợp thuận tình hay đơn phương ly hôn thì các
bên khi nộp đơn khởi kiện phải nộp trước một khoản án phí được gọi là tạm ứng
án phí cho cơ quan Thi hành án Dân sự sau đó cầm biên lai thu tiền sang nộp lại
cho Tòa án Nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn ấy. Điều này có ý
nghĩa quan trọng bởi nếu không nộp biên lai thu tiền cho Tòa án thì Tòa án sẽ
không thụ lý đơn khởi kiện của bạn vì là một trong các điều kiện để Tòa án thụ
lý đơn khởi kiện và đưa vụ tranh chấp ly hôn ra xét xử.
* Người có trách nhiệm nộp án
phí ly hôn
Khoản 4 Điều 147 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định:
“4. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không
phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án
phí sơ thẩm.”
Như vậy, khi ly hôn thì người phải chịu án phí ly hôn được quy định
như sau:
Đối với trường hợp ly hôn đơn phương: nguyên đơn – người nộp đơn khởi
kiện tới Tòa án là một trong hai bên vợ hoặc chồng phải chịu án phí sơ thẩm;
không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của
nguyên đơn.
Đối với trường hợp thuận tình ly hôn: mỗi bên đương sự (vợ và chồng)
phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
* Cách tính án phí ly hôn
Theo quy định của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH thì mức án phí ly
hôn được chia làm 02 loại như sau:
Án phí ly hôn không có giá ngạch: tức án phí ở mức cố định. Trong đó
việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hôn nhân mà cụ thể ở đây là ly hôn mà
không yêu cầu giải quyết về vấn đề tài sản hoặc thỏa thuận được với nhau về vấn
đề tài sản mà không cần Tòa án xem xét, giải quyết.
Án phí ly hôn có giá ngạch: ngoài mức án phí cố định như trên thì phải
cộng thêm % giá trị tranh chấp hoặc tài sản tranh chấp.
Trong trường hợp vụ án ly hôn được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì
mức án phí mà các đương sự phải đóng chỉ còn bằng 50% so với mức án phí bình
thường. Mức tính tạm ứng án phí ly hôn cũng được tính dựa theo giá tài sản.
Trong đó, giá trị tài sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định được ưu
tiên đầu tiên trong việc làm cơ sở để tạm thu án phí. Những căn cứ khác cũng được
dựa vào để tính mức thu tạm ứng ly hôn về vấn đề tài sản theo thứ tự sau: doanh
nghiệp thẩm định giá cung cấp, giá trên tài liệu gửi kèm hồ sơ vụ án, giá thị
trường tại thời gian và địa điểm xác định giá tài sản…
* Mức án phí ly hôn theo quy định
Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, mức án phí khi ly hôn cụ thể như
sau, gồm án phí ly hôn chia tài sản, tranh chấp tài sản, án phí ly
hôn đơn phương và mức án phí ly hôn thuận tình.

Mức án phí theo quy định của pháp luật
Luật sư tư vấn, đại diện ngoài tố tụng - 0982033335
Về phần án phí ly hôn đơn phương và mức án phí ly hôn
thuận tình không có tranh chấp tài sản, đều áp dụng mức phí là 300.000 vnd
trên 1 vụ việc.
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Tranh chấp về quyền nuôi con khi không có đăng ký kết hôn dược giải quyết như thế nào?
Hỏi: Dạ chuyện là năm 2017 tôi 15 tuổi chưa đủ tuổi kết hôn nhưng vì suy nghĩ nông cạn nên đã kết...
Ông, bà có được giành quyền nuôi cháu không?
Ông bà có thể kiện đòi giành quyền nuôi cháu khi thấy cha (mẹ) cháu không đủ điều kiện để nuôi dưỡng...
Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con
Khi ly hôn, con chung sẽ được giao cho bố hoặc mẹ là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục...