Pháp luật quy định như thế nào về giải quyết hậu quả của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014, kết hôn chính là việc nam và nữ cùng xác lập với nhau về quan hệ
vợ chồng thông qua việc cùng nhau thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định
của pháp luật. Như vậy, chỉ khi thực hiện xong thủ tục và có Giấy chứng nhận
đăng ký kết hôn thì mối quan hệ hôn nhân này mới được pháp luật thừa nhận, bảo
vệ. Những quyền và nghĩa vụ của hai bên mới có thể được xác lập và phát sinh.
Do đó, những trường hợp mà nam, nữ không có đăng ký kết hôn mà vẫn sống với
nhau như vợ chồng mặc dù có đủ điều kiện để kết hôn sẽ được coi là chung sống
như vợ chồng.
Luật sư tư vấn, đại diện ngoài tố tụng - 0982033335
Theo quy định tại Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014, những vấn đề liên quan đến việc nam nữ không đăng ký kết hôn mà vẫn
chung sống với nhau như vợ chồng được giải quyết như sau:
– Một, về quan
hệ hôn nhân: Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có quy định
như sau:
+ Đối với trường hợp nam và nữ mặc dù không thực hiện
thủ tục đăng ký kết hôn nhưng lại sống chung với nhau như vợ chồng từ thời điểm
trước ngày 3/1/1987 thì quan hệ của họ vẫn được pháp luật thừa nhận là vợ chồng
ngay từ thời điểm họ chung sống với nhau. Do đó, nếu hai bên không chung sống với
nhau nữa và có yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết theo
quy định.
+ Nếu như nam và nữ có mối quan hệ sống chung với nhau
bắt đầu từ thời điểm 3/1/1987 cho đến trước ngày 1/1/2001 thì theo quy định họ
có thời gian 2 năm (từ 1/1/2001 đến 1/1/2003) để đến cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Nếu như sau thời gian này họ không
thực hiện việc đăng ký kết hôn thì mối quan hệ của họ sẽ không được pháp luật
thừa nhận là quan hệ vợ chồng hợp pháp.
+ Riêng đối với những trường hợp quan hệ sống chung
như vợ chồng của nam nữ bắt đầu từ thời điểm ngày 1/1/2001 đến nay mà không có
đăng ký kết hôn thì đều không được pháp luật công nhận.
– Hai, đối với
các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái trong trường hợp này:
Theo quy định tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014, dù quan hệ hôn nhân của nam, nữ chung sống với nhau không được pháp
luật thừa nhận thì quan hệ giữa họ với con cái cũng vẫn được pháp luật bảo vệ bởi
con cái sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Do đó đối với
nam nữ sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn cũng sẽ không làm ảnh hưởng
đến các quyền cũng như trách nhiệm của họ đối với các con của mình. Họ vẫn có
thể thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình đối với con như chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục con,..
– Ba, giải quyết
các vấn đề liên quan đến hợp đồng, tài sản của nam nữ chung sống với nhau
không đăng ký kết hôn.
Trong trường hợp trong quá trình chung sống với nhau,
giữa nam và nữ hình thành những tài sản chung với nhau hay có những hợp đồng
liên quan do cả hai bên cùng thực hiện thì về mặt nguyên tắc, pháp luật đều ưu
tiên giải quyết trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên (Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Tuy nhiên, nếu các bên không tự thỏa thuận được, việc giải
quyết sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục hoàn công nhà ở Khi nhà ở xây dựng xong, để được đưa vào sử dụng thì phải thực hiện thủ tục “hoàn công”. Để biết... |
Sổ đỏ được dùng trong những giao dịch nào? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là... |
Đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu có được phép mua bán? Muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải có đủ điều kiện theo quy định. Vậy,... |
Có thể chuyển đất trồng lúa sang đất ở hay không? Trông bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, rất nhiều hộ gia đình đang làm nông nghiệp... |