Pháp luật quy định như thế nào đối với trường hợp bồi thường khi bị tai nạn lao động mà không có hợp đồng lao động.
Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:
“Điều 45. Điều kiện
hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham
gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động
khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc
và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết
tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ
sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng
hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc
hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng
lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp
quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường
đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời
gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng
lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động
không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi
trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật
này.
Căn cứ quy định nêu
trên và đối chiếu với trường hợp của bạn thì người anh của bạn bị tai nạn tử
vong trong quá trình làm việc, do đó sẽ được coi là tai nạn lao động.”
Theo đó,
khi người lao động bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ
tai nạn đó sẽ được xác định là tai nạn lao động.
Luật sư tư vấn, tranh tụng - Hotline: 0982.033.335
Khi được
xác định là tai nạn lao động thì công ty có trách nhiệm theo quy định tại Điều
38 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, cụ thể:
“Điều 38. Trách nhiệm
của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp
Người sử dụng lao động
có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như
sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp
cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp
cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí
y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động
hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần
chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế
chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám
định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm
khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động
đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ
chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương
cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trongthời
gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người
lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây
ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5
tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ
tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ
11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng
tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc
cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người
lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất
bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động
tương ứng;
6. Giới thiệu để người
lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức
độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng
lao động theo quy định pháp luật;
7. Thực hiện bồi thường,
trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05
ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả
năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản
điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
8. Sắp xếp công việc
phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người
lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức
năng nếu còn tiếp tục làm việc;
9. Lập hồ sơ hưởng chế
độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;
10. Tiền lương để làm
cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động
nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản
3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản
bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
11. Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này.”
Như vậy, từ
những căn cứ pháp luật nêu trên, công ty nơi người lao động thỏa thuận làm việc
phải có trách nhiệm thanh toán các chi phí y tế liên quan đến các chi phí cứu
chữa cho người lao động trước khi mất. Đồng thời, công ty phải bồi thường cho
thân nhân người lao động 30 tháng tiền lương nếu việc xảy ra tai nạn lao động
mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động gây ra. Trường hợp, bị tai nạn lao động mà do
lỗi của người lao động gây ra thì công ty có trách nhiệm chi trả cho thân nhân
người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức bồi thường nêu trên.
Bên cạnh
đó, khi bị tai nạn lao động thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp chế độ tai
nạn lao động từ cơ quan bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, trong trường hợp công ty
không ký hợp đồng lao động có nghĩa công ty không tham gia bảo hiểm xã hội cho người
lao động nên người lao động hay thân nhân người lao động sẽ không được cơ quan
bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp tai nạn lao động.
Ngoài ra,
việc công ty không tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động là công ty đang
vi phạm quy định pháp luật bảo hiểm, vì vậy trong trường hợp này, thân nhân người
lao động có quyền yêu cầu công ty chi trả bao gồm cả khoản trợ cấp tương ứng
khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Trường hợp,
công ty không chi trả thì gia đình có thể gửi đơn khiếu nại tại Phòng lao động
thương binh xã hội nơi công ty có trụ sở yêu cầu giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Thu Hà
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Từ 01/01/2020, vật nuôi cũng phải được ăn ngon Từ ngày 01/01/2020, Luật chăn nuôi 2018 có hiệu lực, trong đó có thêm nhiều quy định mới nổi bật. |
Cho vay không có giấy tờ thì làm thế nào để đòi được nợ ?
|
Thủ tục mua bán, sang tên xe ô tô cũ theo quy định mới nhất Thủ tục mua bán, sang tên xe ô tô cũ theo quy định pháp luật |
Tại sao không được quảng cáo rượu, bia dưới 5,5 độ trong khung giờ “vàng” ? Thực trạng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đã ở mức báo động ở cả 3 tiêu chí về mức tiêu thụ ( đặc biệt... |