Để có thể tham gia vào đội ngũ công chức, viên chức nhà nước, công dân cần phải trải qua những cuộc thi tuyển khắt khe kèm theo những yêu cầu phải có nhiều loại văn bằng, chứng chỉ khác nhau như chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học,.. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp làm giả các loại giấy tờ này để có thể đáp ứng được diều kiện và được làm việc tại các cơ quan nhà nước. Vậy hành vi sử dụng giấy tờ chứng chỉ giả này có thể bị xử lý như thế nào?
1/ Căn cứ pháp lý
Luật Cán bộ, công chức 2008
Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức
Luật Viên chức 2010
Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật
viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức
Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
2/ Nội dung tư vấn
Công chức, viên chức sử dụng
văn bằng, chứng chỉ giả có thể sẽ bị xư phạt theo các hình thức sau đây:
1. Xử lý kỷ luật
a. Đối với công chức:
Theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008 và Nghị
định 34/2011/NĐ-CP thì công chức có hành vi sử dụng bằng cấp giả, chứng chỉ
giả có thể bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức kỷ luật tương ứng sau
đây:
- Kỷ luật cảnh cáo đối với công chức sử dụng giấy tờ không hợp
pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi nâng ngạch công chức;
- Kỷ luật cách chức đối với công chức sử dụng giấy tờ không hợp
pháp để được bổ nhiệm chức vụ;
- Kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức sử dụng giấy tờ không hợp
pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b. Đối với viên chức:
Theo quy định tại Luật Viên chức 2010 và Nghị định 27/2012/NĐ-CP
thì viên chức có hành vi sử dụng bằng cấp giả, chứng chỉ giả có thể bị xử lý kỷ
luật theo một trong các hình thức kỷ luật tương ứng sau đây:
- Kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức sử dụng giấy tờ không hợp
pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi hoặc xét thay đổi chức
danh nghề nghiệp;
- Kỷ luật cách chức đối với viên chức sử dụng giấy tờ không hợp
pháp để được bổ nhiệm chức vụ;
- Kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức sử dụng giấy tờ không hợp
pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;
Luật sư tư vấn pháp luật - 0982.033.335
2. Xử lý hành chính
Trường hợp công chức, viên chức có hành vi sử dụng giấy tờ không hợp
pháp nhưng chưa đủ dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt
hành chính theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 5 Điều 16 Nghị định
138/2013/NĐ-CP có quy định:
"Điều 16. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin
cấp văn bằng, chứng chỉ
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi
sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy,
xóa, sửa chữa.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành
vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều
này."
Như vậy: Trường hợp công chức, viên chức có hành vi sử dụng
giấy tờ không hợp pháp thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000
đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng
văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa; hoặc bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
Ngoài ra, còn bị tịch thu các giấy tờ không hợp pháp đã sử dụng.
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi sử dụng bằng
cấp giả, chứng chỉ giả mà công chức, viên chức thực hiện hành vi có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đánh bạc được quy định tại Điều 341 Bộ luật
hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự
2017.
Theo đó, người nào sử dụng con
dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật thì có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà người phạm
tội trên có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Minh Hằng
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: