Pháp luật quy định như thế nào về việc đóng bảo hiểm cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ nhất, về bảo hiểm xã hội
Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ
hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và
có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn
từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam....”
Như vậy, doanh nghiệp phải đóng BHXH cho người nước
ngoài khi họ có đủ các điều kiện sau:
+ Có chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề hoặc
giấy phép lao động
+ Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng
lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại
Việt Nam.
Lưu ý:
Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam do di chuyển trong doanh nghiệp giữ chức vụ là nhà quản lí, giám đốc,
chuyên gia và nam đã đủ 60 tuổi; nữ đã đủ 55 tuổi thì không phải đóng BHXH.
Thứ hai, về bảo hiểm y tế
Khoản 2 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định về
phạm vi áp dụng của Luật bảo hiểm y tế như sau:
“Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá
nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế”.
Bên cạnh đó, Điểm a Khoản 1 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế
năm 2014 quy định:
“1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,
hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản
lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi
chung là người lao động...”
Theo đó, người lao động nước ngoài cũng thuộc đối tượng
điều chỉnh của Luật bảo hiểm y tế hiện hành và phải tham gia bảo hiểm y tế nếu
làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ
03 tháng trở lên.
Thứ ba, về bảo hiểm thất nghiệp
Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 quy định:
“Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp
đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời
hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng
lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của
hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp”.
Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 3 Luật việc làm năm 2013 quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả
năng lao động và có nhu cầu làm việc....”
Như vậy, theo Luật Việc làm 2013, người
lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và
nhu cầu làm việc thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Do đó,
doanh nghiệp không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nước
ngoài.

Luật sư tư vấn, tranh tụng - Hotline: 0982.033.335
Thứ tư, về trợ cấp thôi việc
Điều 2 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định về đối tượng
áp dụng:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam”.
Và Khoản 1 Điều 48 Bộ Luật lao động 2012 về hưởng trợ
cấp thôi việc:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3,
5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách
nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ
đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người
lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người
lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội
và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc”.
Như đã phân tích ở trên, người lao động nước ngoài
không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. Vì vậy, khi người
này chấm dứt hợp đồng theo 01 trong các trường hợp quy định tại Điều 48 Bộ luật
lao động năm 2012 thì doanh nghiệp vẫn cần trả trợ cấp thôi việc cho người này.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Thu Hà
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Quy định mới về cách thức, cấu trúc đề thi tuyển công chức và viên chức 2019' ( 10:21 | 13/08/2019 )
Cần chuẩn bị gì để thi tuyển công chức, viên chức năm 2019? Thi tuyển công chức, viên chức có khó...
\
Công chức vi phạm trong xử lý vi phạm hành chính có thể bị buộc thôi việc
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp...
10 điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 được áp dụng từ 01/01/2021
Quốc hội vừa thông qua Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi vào 20/11/2019. Trong đó, đáng chú ý nhất là...