Pháp luật quy định như thế nào về thủ tục thành lập công đoàn cơ sở.
1. Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; các hợp
tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; cơ quan xã,
phường, thị trấn; các cơ quan nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài
công lập có hạch toán độc lập; các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài
có sử dụng lao động là người Việt Nam được thành lập công đoàn cơ sở khi có đủ
hai điều kiện:
- Có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người
lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
- Có tư cách pháp nhân.
Ngoài ra có thể thành lập công đoàn cơ sở ghép trong
các trường hợp:
- Các cơ quan, đơn vị có đủ tư cách pháp nhân nhưng có
dưới 20 đoàn viên hoặc dưới 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn;
- Các cơ quan, đơn vị có trên 20 đoàn viên hoặc trên
20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn nhưng không có tư cách pháp nhân
hoặc, tư cách pháp nhân không đầy đủ.
- Các doanh nghiệp có đủ điều kiện về đoàn viên, có tư
cách pháp nhân nhưng có chung chủ sở hữu hoặc cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động
trên địa bàn nếu tự nguyện liên kết thì thành lập công đoàn cơ sở có cơ cấu tổ
chức công đoàn cơ sở thành viên.

Luật sư tư vấn pháp luật - 0982.033.335
2. Quy trình thành lập
Theo Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 của Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa
XI, quy trình thành lập công đoàn cơ sở gồm 3 bước sau:
Bước 1. Thành lập Ban vận động
thành lập công đoàn cơ sở (sau đây gọi tắt là Ban vận động):
+ Điều kiện thành lập Ban vận động: Khi có từ ba người
lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự
nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
+ Người lao động (có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn
Việt Nam) tự tập hợp, thống nhất bầu Trưởng ban vận động.
+ Ban vận động có trách nhiệm: tổ chức vận động thành
lập công đoàn cơ sở; vận động người lao động tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt
Nam; đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hướng dẫn việc tổ chức hội nghị
thành lập công đoàn cơ sở.
Bước 2: Tổ chức hội nghị thành lập
công đoàn cơ sở:
- Nội dung hội nghị gồm:
+ Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập
công đoàn và tổ chức thành lập công đoàn cơ sở;
+ Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện
gia nhập công đoàn (hoặc danh sách những người đã là đoàn viên công đoàn hiện
đang công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp);
+ Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở;
+ Bầu Ban chấp hành công đoàn cơ sở;
+ Thông qua chương trình hoạt động của công đoàn cơ sở.
- Đối với việc bầu cử Ban chấp hành tại hội nghị thành
lập công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải
có số phiếu tán thành quá 1/2 so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử phải có chữ
ký của trưởng ban vận động ở góc trái, phía trên phiếu bầu.
Bước 3: Công đoàn cấp trên trực tiếp
cơ sở (Liên đoàn Lao động cấp huyện, Công đoàn ngành) ra quyết định công nhận:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề
nghị của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có
trách nhiệm thẩm định tính hợp pháp của quá trình thành lập công đoàn cơ sở.
- Trường hợp đủ điều kiện thì ra các quyết định: công
nhận đoàn viên, công nhận công đoàn cơ sở, công nhận Ban chấp hành.
- Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì thông
báo bằng văn bản tới Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành
công đoàn cơ sở
Hồ sơ gồm có các giấy tờ dưới đây:
a. Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở
và ban chấp hành công đoàn cơ sở.
b. Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công
đoàn Việt Nam của người lao động.
c. Biên bản hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.
d. Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban chấp hành công đoàn
cơ sở (có trích ngang lý lịch kèm theo).
Trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi có quyết định công
nhận của công đoàn cấp trên, ban chấp hành công đoàn cơ sở do hội nghị thành lập
công đoàn cơ sở bầu ra có trách nhiệm tổ chức đại hội lần thứ nhất. Trường hợp
quá 12 tháng chưa tổ chức được đại hội thì công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét
quyết định bằng văn bản cho phép kéo dài thời gian hoạt động của ban chấp hành
lâm thời nhưng không quá 6 tháng; hoặc chấm dứt hoạt động của ban chấp hành lâm
thời công đoàn cũ và chỉ định ban chấp hành lâm thời công đoàn mới.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Thu Hà
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Nghiêm cấm che giấu các trường hợp bị nhiễm dịch bệnh COVID-19' ( 05:19 | 09/03/2020 ) Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được quy định tại Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007... |
Tung tin thất thiệt covid-19 có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.' ( 03:08 | 09/03/2020 ) Diễn biến dịch covid-19 ngày càng phức tập, thì việc có nhiều thông tin thất thiệt, sai sự thật gây...
Mới: Danh sách các đơn vị SX khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn và SĐT liên hệ Ngày 05/3/2020 Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành Công văn 211/TLĐ danh sách nhà sản xuất,... |