Ngày nay nhu cầu nhận nuôi con nuôi ngày càng nhiều, nhận con nuôi là sự lựa chọn cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, những người độc thân…
Theo quy định của pháp luật, việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch mới có giá trị pháp lý. Trong bài viết này chúng tôi xin được cung cấp các quy định của pháp luật về điều kiện cũng như thủ tục liên quan.
* Điều kiện người nhận nuôi con nuôi trong nước
Theo quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi thì người nhận con nuôi phải thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c.
Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi ngoài các các điều kiện nêu trên còn phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú.
*Điều kiện người được nhận nuôi
Cũng tại điều 8 Luật nuôi con nuôi quy định người được nhận làm con nuôi là:
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
*Thẩm quyền giải quyết thủ tục nuôi con nuôi
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
*Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi gồm:
1. Đơn xin nhận con nuôi;
2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
3. Phiếu lý lịch tư pháp;
4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi.
* Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước
1. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:
a) Giấy khai sinh;
b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
d) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
đ) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
2. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.
* Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
2. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên
đây là những quy định của pháp luật về điều kiện và thủ tục nhận nuôi con nuôi.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có thể sẽ có những vướng mắc tùy từng trường
hợp cụ thể. Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể qua số điện
thoại: 0983.638.601- 0982.033.335
Chồng làm vỡ nợ, vợ có phải chịu trách nhiệm?
chồng tôi có vay 100 triệu đồng cho anh trai chồng để đáo hạn ngân hàng, mà chồng tôi là người ký hợp đồng vay. Nhưng tôi không biết, sau đó nghe hàng xóm nói lại và kiểm tra lại thông tin tôi mới biết. Tôi điện thoại cho người chủ cho vay (là người cùng làng) hỏi lý do cho vay và không báo cho...
|
Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Về việc giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, có những căn cứ pháp lý như sau:
|
Điều kiện kết hôn theo quy định của luật
Tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.” Vậy hiện nay pháp luật hôn nhân và gia đình quy định về điều kiện kết hôn như thế nào? Trong bài viết dưới...
|
8 tranh chấp trong hôn nhân phải ra tòa giải quyết
Tòa án có thẩm quyền giải quyết 11 yêu cầu và 8 loại tranh chấp trong hôn nhân, gia đình.
|
Chế độ tài sản của vợ chồng
Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014, cũng như hướng dẫn tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP, chế độ tài sản giữa vợ và chồng được bổ sung những điểm mới phù hợp với nhu cầu của thực tế cuộc sống. Việc phân chia tài sản nhằm mục đích vừa đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của gia đình, vừa xác định...
|
Những điều cần lưu ý khi ly hôn
|
Hậu quả của việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
|
Vấn đề kết hôn trong phạm vi ba đời
Hỏi: Bà ngoại em và bà ngoại người yêu em là hai chị em ruột. Em xin hỏi chúng em có thể yêu nhau và lấy nhau được không? Có vi phạm huyết thống 3 đời không ạ? Mong anh chị tư tư vấn giúp em!
|
Thủ tục nhận nuôi con nuôi ở trong nước
Ngày nay nhu cầu nhận nuôi con nuôi ngày càng nhiều, nhận con nuôi là sự lựa chọn cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, những người độc thân…
|
Điều kiện và Thủ tục nhận con nuôi trong nước
Ngày nay nhu cầu nhận nuôi con nuôi ngày càng nhiều, nhận con nuôi là sự lựa chọn cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, những người độc thân…
Theo quy định của pháp luật, việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch mới có giá trị pháp lý. Trong...
|