Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014, cũng như hướng dẫn tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP, chế độ tài sản giữa vợ và chồng được bổ sung những điểm mới phù hợp với nhu cầu của thực tế cuộc sống. Việc phân chia tài sản nhằm mục đích vừa đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của gia đình, vừa xác định được quyền, nghĩa vụ của vợ chồng trong các giao dịch chung, giao dịch riêng. Theo đó, vợ chồng có thể lựa chọn thực hiện chế độ theo Luật định hoặc theo thỏa thuận.
- Trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản
của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản
theo một trong các nội dung sau đây:
+ Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản
chung và tài sản riêng của vợ, chồng;
+ Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của
vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong
thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;
+ Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà
tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân
đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;
+ Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.
Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải phù
hợp với quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và gia đình.
-Chế độ tài sản của vợ chồng theo
luật định được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn áp dụng
chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa
thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn
nhân và gia đình
-Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo
thỏa thuận được áp dụng thì khi xác lập, thực hiện giao dịch vợ, chồng có nghĩa
vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan; nếu vợ, chồng
vi phạm nghĩa vụ này thì người thứ ba được coi là ngay tình và được bảo vệ
quyền lợi theo quy định của Bộ luật Dân sự.
-Vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung
một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó
Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước
thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có
giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Chồng làm vỡ nợ, vợ có phải chịu trách nhiệm?
chồng tôi có vay 100 triệu đồng cho anh trai chồng để đáo hạn ngân hàng, mà chồng tôi là người ký hợp đồng vay. Nhưng tôi không biết, sau đó nghe hàng xóm nói lại và kiểm tra lại thông tin tôi mới biết. Tôi điện thoại cho người chủ cho vay (là người cùng làng) hỏi lý do cho vay và không báo cho...
|
Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Về việc giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, có những căn cứ pháp lý như sau:
|
Điều kiện kết hôn theo quy định của luật
Tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.” Vậy hiện nay pháp luật hôn nhân và gia đình quy định về điều kiện kết hôn như thế nào? Trong bài viết dưới...
|
8 tranh chấp trong hôn nhân phải ra tòa giải quyết
Tòa án có thẩm quyền giải quyết 11 yêu cầu và 8 loại tranh chấp trong hôn nhân, gia đình.
|
Chế độ tài sản của vợ chồng
Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014, cũng như hướng dẫn tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP, chế độ tài sản giữa vợ và chồng được bổ sung những điểm mới phù hợp với nhu cầu của thực tế cuộc sống. Việc phân chia tài sản nhằm mục đích vừa đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của gia đình, vừa xác định...
|
Những điều cần lưu ý khi ly hôn
|
Hậu quả của việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
|
Vấn đề kết hôn trong phạm vi ba đời
Hỏi: Bà ngoại em và bà ngoại người yêu em là hai chị em ruột. Em xin hỏi chúng em có thể yêu nhau và lấy nhau được không? Có vi phạm huyết thống 3 đời không ạ? Mong anh chị tư tư vấn giúp em!
|
Thủ tục nhận nuôi con nuôi ở trong nước
Ngày nay nhu cầu nhận nuôi con nuôi ngày càng nhiều, nhận con nuôi là sự lựa chọn cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, những người độc thân…
|
Điều kiện và Thủ tục nhận con nuôi trong nước
Ngày nay nhu cầu nhận nuôi con nuôi ngày càng nhiều, nhận con nuôi là sự lựa chọn cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, những người độc thân…
Theo quy định của pháp luật, việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch mới có giá trị pháp lý. Trong...
|