Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch được đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp ở Việt Nam khá đa dạng. Căn cứ Luật doanh nghiệp 2014, Dựa vào các tính chất, đặc điểm, quyền hạn, nguồn vốn,…của chủ sở hữu công ty mà pháp luật nước ta phân ra các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Đó là: Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp Công ty cổ phần, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty hợp danh.
Về vấn đề này, tôi xin phép được phân tích nội dung chi tiết của các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp năm 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP;
1.
Doanh nghiệp tư nhân:
a. Khái niệm:
Doanh
nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh tế được đăng ký
kinh doanh theo quy định và thực hiện các hoạt động kinh doanh, do một cá nhân
làm chủ, có tài sản, có trụ sở giao dịch và không có tư cách pháp nhân.
Ảnh 1: Doanh nghiệp tư nhân (Nguồn internet)
b. Đặc điểm, quyền hạn:
- Mỗi một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ
kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
- Doanh
nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
c. Những ưu, nhược điểm
trong việc thành lập Doanh nghiệp tư
nhân:
Ưu điểm
|
Nhược điểm
|
·
- Hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên
quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
·
- Ít bị chịu sự ràng buộc chặc chẽ bởi pháp luật.
·
- Tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng bởi chế độ trách
nhiệm vô hạn.
|
·
- Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ công
ty tư nhân cao.
·
- Trách nhiệm vô hạn:
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ không những bằng tài sản công
ty mà lẫn cả tài sản của chủ doanh nghiệp.
|
2. Doanh nghiệp Công ty cổ phần:
a. Khái niệm:
Doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và chỉ chịu
trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào
doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng, được
quy định theo Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014.
Ảnh 2: Doanh nghiệp là Công ty cổ phần (Nguồn internet)
b. Đặc điểm, quyền hạn:
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh.
c. Những ưu, nhược điểm trong việc thành lập Công
ty cổ phần:
Ưu điểm
|
Nhược điểm
|
·
-
Chế độ trách nhiệm hữu hạn: Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ
trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.
·
-
Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩch vực,
ngành nghề.
·
-
Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người
cùng góp vốn vào công ty.
·
-
Có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn nên có khả năng huy động vốn rất
cao.
·
-
Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy
phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán
bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
|
·
-
Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ
đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có
thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
·
-
Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình
công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc
biệt về chế độ tài chính, kế toán.
|
3. Doanh
nghiệp Công ty Trách nhiệm hữu hạn:
Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp do một
cá nhân/tổ chức làm chủ sở hữu.
Tùy thuộc vào số lượng thành viên/tổ chức tham
gia góp vốn mà Công ty Trách nhiệm hữu hạn được chia làm 2 loại hình doanh nghiệp
khác. Đó là Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
(1) Công
ty TNHH một thành viên:
- Khái niệm:
Theo quy định
tại Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014,
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một
tổ chức làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn của doanh nghiệp
và cũng không được quyền phát hành cổ phiếu.
Ảnh 3: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Nguồn internet)
- Đặc điểm, quyền hạn:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp
nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền
phát hành cổ phiếu.
+ Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn
bộ số vốn đã góp vào công ty mà chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng
một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
(2) Công ty TNHH có hai thành viên trở lên:
- Khái niệm:
Theo quy định tại Điều 47 Luật doanh nghiệp 2014,
Công ty TNHH có hai thành viên trở lên là doanh
nghiệp mà trong đó các thành viên tham gia có thể là tổ chức/cá nhân và số lượng
thành viên không quá 50 người; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ
tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào
doanh nghiệp (trách nhiệm hữu hạn).
- Đặc điểm, quyền hạn:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên không được quyền phát hành cổ phần.
Ảnh 4: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (nguồn internet)
- Những ưu, nhược điểm khi thành lập Công ty
TNHH có hai thành viên trở lên:
Ưu điểm
|
Nhược điểm
|
·
-
Chế độ trách nhiệm hữu hạn: Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ nằm
trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
·
-
Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm
soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào
công ty.
|
·
-
Uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng bởi chế độ trách nhiệm
hữu hạn.
·
-
Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là Doanh nghiệp tư nhân hay
công ty hợp danh.
·
-
Không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
|
4. Công ty
hợp danh:
a. Khái niệm:
Công ty hợp danh là công ty trong đó phải có ít nhất 2 thành
viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên công ty hợp
danh có thể có thành viên góp vốn được quy định
tại Điều 172 Luật doanh nghiệp 2014. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành
viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công
ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Ảnh 5: Công ty hợp danh (nguồn internet)
b. Đặc điểm, quyền hạn:
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ
loại chứng khoán nào.
c. Những ưu, nhược điểm khi thành lập Công ty hợp
danh:
Ưu điểm
|
Nhược điểm
|
·
-
Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ
liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp
danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
·
-
Việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các
thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
|
·
-
Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn
nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
·
-
Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật công ty năm 2005 nhưng
trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến.
·
|
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiêp
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU GIÁ
Hoạt động Đấu thầu và Đấu giá là những hoạt động diễn ra thường xuyên tại các cơ quan, doanh nghiệp và cả các cá nhân liên quan trong đời sống xã hội. Tuy nhiên thời gian qua có nhiều phương tiện truyền thông và tổ chức, cá nhân có sự nhầm lẫn căn bản về hai khái niệm và hoạt động này.
|
HẠN CHẾ THỜI GIAN LÀM THÊM VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 và thay thế cho một loạt Nghị định như: Nghị định 195/CP ngày 31...
|
CÁC GIẢI PHÁP KHI NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ NGOẠI TỆ BIẾN ĐỘNG
Trong bối cảnh nhập khẩu hàng hoá, biến động tỷ giá là vấn đề thường xuyên xẩy ra và khó tránh khỏi. Phán đoán thị trường và đưa ra dự đoán là công việc vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp
|
THẨM QUYỀN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp, Công ty là một tổ chức có nhiều chủ thể như chủ sở hữu Công ty, Người sử dụng lao động, Người lao động….Một Công ty cổ phần thì mọi vị trí đều có thể thuê thì kể cả Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty….Như vậy ai sẽ là chủ thể ký kết Hợp đồng lao động với tất cả mọi người lao...
|
VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ VÀ CON DẤU TRONG DOANH NGHIỆP
Trong doanh nghiệp, chữ ký và con dấu có giá trị như thế nào? Người đại diện pháp nhân ký không đóng dấu có được không? Hợp đồng có chữ ký của người không đại diện pháp nhân mà có đóng dấu thì giá trị thế nào là những câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn thắc mắc. Để giải đáp những vấn đề trên, chúng ta...
|
Đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu Công ty là yếu tố phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thương nhân cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc có các thông tin tương đồng nhau. Vì vậy xây dựng một thương hiệu tốt luốn gắn liền với việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tránh sự xâm phạm của những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh
|
Tranh chấp về đầu tư được giải quyết ở đâu?
Công ty luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư
|
Tư vấn về việc chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư
Công ty luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin được tư vấn về vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư như sau:
|
Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp tư vấn về trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi
|
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp (HILAP) cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh về các vấn đề:
|