Điều 321 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định “Tội đánh bạc”
“Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người
nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật
trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng
nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại
Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại
Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng
trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng.”
Ngoài ra, tại Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày
22/10/2010 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự như sau:
“1. “Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện
dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà
không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép
được cấp.
2. Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc
không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các
lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét; cụ thể như sau:
a) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc
của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự
(dưới 2.000.000 đồng) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu
trách nhiệm hình sự (đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của
Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc;
b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc
của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình
sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;
c) Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền,
giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối
thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người
đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết
tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật
hình sự;
d) Trường hợp đánh bạc từ năm lần trở lên mà tổng số tiền,
giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối
thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) và lấy tiền,
hiện vật do đánh bạc mà có làm nguồn sống chính thì người đánh bạc phải bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết định khung “có tính chất
chuyên nghiệp” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 248 của Bộ luật hình sự.
3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:
a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp
tại chiếu bạc;
b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà
có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn
cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
4. Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân
biệt:
a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì
việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc
là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn
tại khoản 3 Điều này;
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp
TRÂN TRỌNG
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua tổng đài: 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Ngọc Châm
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|