Hiện nay nhu cầu tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt khi mà các tranh chấp về vấn đề kết hôn, ly hôn, nuôi con, tranh chấp tài sản vợ chồng... ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp.Để đáp ứng được nhu cầu tư vấn về hôn nhân gia đình, yêu cầu về đội ngũ luật sư , chuyên viên tư vấn ngày càng cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân nhằm mang đến cho khách hàng dịch vụ tư vấn tốt nhất
I.ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA NGƯỜI
TƯ VẤN
1/ Có bằng cử nhân Luật:
Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoa Luật của trường
Đại học (thông thường là 4 năm học)
2/ Có bằng tốt nghiệp chương
trình đào tạo Luật sư:
Lớp học được đăng ký tại Học viện tư pháp (quy định hiện hành được
học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của
Học viện tư pháp, và được cấp bằng tốt nghiệp lớp Luật sư.
3/ Trải qua kỳ tập sự tại Tổ chức
hành nghề Luật sư:
Sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo Luật sư, cá nhân bắt buộc phải đăng
ký tập sự tại 1 tổ chức hành nghề Luật sư với thời gian 12 tháng.
4/ Đạt điểm tại kỳ kiểm tra hết
tập sự hành nghề Luật sư:
Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ
kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư. và nếu đạt điểm thì được cấp chứng chỉ
hành nghề Luật sư. nếu không đạt điểm theo quy định thì được gia hạn tập sự và
tham gia kỳ kiểm tra lại.
Và nếu kỳ kiểm tra lại vẫn chưa đạt điểm qua thì người tập sự hành
nghề Luật sư phải đăng ký tập sự lại từ đầu (12 tháng nữa).
5/ Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn
Luật sư, cấp thẻ hành nghề Luật sư:
Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư thì
cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư
pháp cấp, cấp thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.
6/ Hành nghề Luật sư:
Sau khi được cấp chứng chỉ, gia nhập đoàn, cấp thẻ hành nghề Luật
sư thì Luật sư được lựa chọn tổ chức hành nghề Luật sư để hành nghề, hoặc hành
nghề với tư cách cá nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành
nghề.
7/ Quy định khác:
a/ Miễn, giảm thời gian tập sư hành nghề Luật sư:
- Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên
cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến
sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp
ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao
cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.
Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa
án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên
chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luậtđược giảm hai phần ba thời gian
tập sự hành nghề luật sư.
- Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên,
nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành
Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được
giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.”
b/ Miễn kiểm tra tập sư hành nghề Luật sư:
- Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên
cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến
sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp
ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao
cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn kiểm tra.
II.CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC
Để trở thành một tư vấn viên, một Luật sư
giỏi trong lĩnh vực tư vấn hôn nhân và gia đình là một lĩnh vực vô cùng nhạy
cảm, ngoài những kiến thức pháp lý (luật nội dung- luật hình thức) thì còn phải
có các kỹ năng mềm để xử lý các tình huống thực tế với khách hàng.
1.Quy tắc đạo đức và ứng xử
Là người tư vấn đầu tiên của một người tư vấn là vấn đề ứng xử và đạo đức. Đó là vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu để tạo thiện cảm với khách hàng. Việc cư xử đúng mực, làm việc có đạo đức nhằm tôn trọng khách hàng và đồng thời cũng tôn trọng chính bản thân mình.
2. Người tư vấn cần biết
lắngnghe có chọn lọc
Người
tư vấn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cần phải biết lắng nghe và hiểu được
tâm lý khách hàng để có thể thu thập thông tin và tạo cho khách hàng niềm tin
nhất định. Lắng nghe và ghi lại tất cả các thông tin cần thiết khi khách hàng
tâm lý không ổn, và biết trấn an khi cần thiết.
3. Người tư vấn phải có kỹ
năng vững chắc trong việc tư vấn
Trong lĩnh vực tư vấn
hôn nhân và gia đình, dù có chuẩn bị trước hay không thì luật sư, chuyên viên
tư vấn vẫn cần có những nội dung nhất định cho buổi gặp đầu tiên với khách
hàng:
- Quy trình trao đổi
và giới hạn về mặt thời gian: Giúp định hướng buổi làm việc không đi vào các
vấn đề ngoài lề và không kéo dài quá lâu.
- Nội dung chủ yếu
của vụ việc và phạm vi yêu cầu của khách hàng: là cơ sở cho luật sư tính phí
dịch vụ và dự kiến các bước làm việc tiếp theo.
- Cung cấp cho khách
hàng nghĩa vụ bảo mật thông tin của người tư vấn: Đây là nghĩa vụ của mỗi văn
phòng đối với khách hàng của mình, thể hiện thái độ chuyên nghiệp và tôn trọng
khách hàng.
- Cung cấp cho khách
hàng các danh mục văn bản pháp lý điều chỉnh vụ việc mà khách hàng có thể tham
khảo
- Đưa cho khách hàng
biểu phí dịch vụ và có thể là hợp đồng dịch vụ pháp lý để khách hàng tham khảo.
- Cung cấp cho khách
hàng sơ bộ các phương án giải quyết vụ việc để khách hàng xác định phạm vi yêu
cầu nếu vụ việc có nhiều phương án giải quyết.
- Thống nhất cách
thức làm việc và phương thức liên lạc cho các lần tiếp theo và hẹn thời gian
làm việc lần sau.
- Đảm bảo về địa điểm
gặp gỡ, tác phong trang phục của luật sư.
- Không được cam kết
chắc chắn kết quả cuối cùng của vụ việc để từ đó khách hàng kí hợp đồng dịch vụ
với mình.
Chồng làm vỡ nợ, vợ có phải chịu trách nhiệm?
chồng tôi có vay 100 triệu đồng cho anh trai chồng để đáo hạn ngân hàng, mà chồng tôi là người ký hợp đồng vay. Nhưng tôi không biết, sau đó nghe hàng xóm nói lại và kiểm tra lại thông tin tôi mới biết. Tôi điện thoại cho người chủ cho vay (là người cùng làng) hỏi lý do cho vay và không báo cho...
|
Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Về việc giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, có những căn cứ pháp lý như sau:
|
Điều kiện kết hôn theo quy định của luật
Tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.” Vậy hiện nay pháp luật hôn nhân và gia đình quy định về điều kiện kết hôn như thế nào? Trong bài viết dưới...
|
8 tranh chấp trong hôn nhân phải ra tòa giải quyết
Tòa án có thẩm quyền giải quyết 11 yêu cầu và 8 loại tranh chấp trong hôn nhân, gia đình.
|
Chế độ tài sản của vợ chồng
Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014, cũng như hướng dẫn tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP, chế độ tài sản giữa vợ và chồng được bổ sung những điểm mới phù hợp với nhu cầu của thực tế cuộc sống. Việc phân chia tài sản nhằm mục đích vừa đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của gia đình, vừa xác định...
|
Những điều cần lưu ý khi ly hôn
|
Hậu quả của việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
|
Vấn đề kết hôn trong phạm vi ba đời
Hỏi: Bà ngoại em và bà ngoại người yêu em là hai chị em ruột. Em xin hỏi chúng em có thể yêu nhau và lấy nhau được không? Có vi phạm huyết thống 3 đời không ạ? Mong anh chị tư tư vấn giúp em!
|
Thủ tục nhận nuôi con nuôi ở trong nước
Ngày nay nhu cầu nhận nuôi con nuôi ngày càng nhiều, nhận con nuôi là sự lựa chọn cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, những người độc thân…
|
Điều kiện và Thủ tục nhận con nuôi trong nước
Ngày nay nhu cầu nhận nuôi con nuôi ngày càng nhiều, nhận con nuôi là sự lựa chọn cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, những người độc thân…
Theo quy định của pháp luật, việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch mới có giá trị pháp lý. Trong...
|