Trong điều kiện kinh tế ngày càng sôi động và phức tạp, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt các chủ sở hữu cần năm rõ quy định của pháp luật để bảo vệ mình khi xảy ra tranh chấp
I Căn cứ pháp lý
Luật
sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009
Thông
tư 24/2015/TT-BTTTT
Nghị
định số 27/2018/NĐ-CP
II. Nội dung tư vấn:
Tranh chấp tên miền xảy ra trong trường hợp
một chủ thể tiến hành đăng ký tên miền và phát hiện thấy tên miền này đã được sử
dụng bởi một chủ thể khác. Cho nên có thể thấy rằng khi xảy ra tranh chấp tên
miền liên quan đến tên thương mại, nhãn hiệu của mình, lỗi đầu tiên thuộc về
chính các tổ chức, doanh nghiệp.
Theo
đó, Khoản 4, khoản 7 Điều 2 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT chỉ rõ:
“
4. Tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm
các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.”. Tên miền bao gồm:
a) Tên miền dùng các kí tự dựa trên
cơ sở bảng mã ASCII, sau đây gọi là tên miền mã ASCII;
b) Tên miền dùng bảng chữ cái dựa
trên cơ sở ngôn ngữ truyền thống của từng quốc gia, sau đây gọi là tên miền đa
ngữ (IDN).
7. Tên miền quốc gia Việt Nam là tập
hợp tên miền các cấp dưới tên miền quốc gia Việt Nam cấp cao nhất “.vn” (sau
đây gọi chung là tên miền “.vn”) và tên miền các cấp dưới tên miền cấp cao nhất
khác thuộc quyền quản lý của Việt Nam”.
Tên miền được cấp theo nguyên tắc đăng
kí đầu tiên (first-come, first- serve). Theo thông lệ chung trên thế giới, Bộ
Thông tin và Truyền thông áp dụng việc quản lý tên miền theo nguyên tắc “đăng ký trước được quyền sử dụng trước”.
Tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin đăng ký nhằm đảm bảo
không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân khác.
Chính vì nguyên tắc “đăng ký trước được xét cấp trước” nên
nhiều năm qua đã diễn ra khá nhiều vụ tranh chấp liên quan đến tên miền của các
nhãn hiệu nổi tiếng như toyotavn.vn; samsungmobile.vn; ibm.com.vn;
fanta.com.vn; bitis.vn…
Trong khi đó, không ít chủ nhãn hiệu
chủ quan nghĩ “tên liên quan đến tôi, chỉ tôi được sử dụng” và tin rằng nếu đã
đăng ký bảo hộ thương hiệu thì ắt sẽ đòi lại được tên miền liên quan. Tuy
nhiên, bảo hộ nhãn hiệu trên thực tế là một vấn đề khác vì theo thông lệ trên
thế giới, tên miền không nằm trong phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Luật sở
hữu trí tuệ, như vậy không có nghĩa việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên thực tế
sẽ đồng thời được bảo hộ trên Internet.
Cách
xác định hành vi vi phạm và hình thức xử lý
Hiện nay, văn bản pháp lý Việt Nam có hai
hình thức quy định xử lý thuộc về lĩnh vực quản lý của hai Bộ (Bộ Thông tin và
Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ) đối với cùng một vấn đề liên quan tới
tên miền trùng hoặc giống tới mức nhầm lẫn với tên thương hiệu.
Việc
đăng ký tên miền được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt.
Thông lệ chung quốc tế hiện được áp dụng cho cả tên miền quốc tế lẫn tên miền
quốc gia Việt Nam “.vn”. Tên miền “.vn” không nằm trong đối tượng điều chỉnh
của Luật Sở hữu trí tuệ, quy định này được thể hiện xuyên suốt từ Luật Công nghệ
thông tin, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP Thông tư 24/2015/TT-BTTTT. Điều này hoàn
toàn phù hợp với thông lệ chung của quốc tế, thương hiệu và tên miền là hai đối
tượng độc lập, do đó các vấn đề tranh chấp tên miền phải giải quyết bằng thương
lượng hòa giải, giải quyết thông qua Trọng tài hoặc khởi kiện tại Tòa án.
Việc một người sở hữu tên miền bán và giới thiệu sản
phẩm nhãn hiệu trùng với tên nhãn hiệu hay sử dụng nhãn hiệu và hình ảnh sản phẩm
trên trang web mà không được sự đồng ý của bên đăng kí nhãn hiệu ( công ty
khác). Trong trường hợp này, Công ty bị xâm phạm hoàn toàn có quyền yêu cầu chấm
dứt sử dụng tên miền . Theo Điểm d Khoản
1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ. Điều 130 quy định về các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh (CTKLM). Trong đó, Điểm d Khoản 1 quy định:
“d)
Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn
địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng
hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn
địa lý tương ứng.”
+ Thứ nhất, đã đăng ký và sử dụng tên
miền tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu y , được bảo hộ của công ty này tại Việt
Nam.
+Thứ hai, bên sử dụng tên miền không
có bất kỳ mối quan hệ nào với công ty , là hai cá thể hoạt động độc lập, riêng
lẻ trên thị trường.
+ Thứ ba, nếu sử dụng tên miền trùng với nhãn hiệu của cty khác để kinh
doanh sẽ làm người tiêu dùng bị chệch hướng từ địa chỉ trực tuyến của công ty này đến
trang mạng được truy cập dưới tên miền.
Hành vi này có thể làm tổn hại tới uy tín của nhãn hiệu, vì lợi ích
thương mại với ý định bôi nhọ hoăc làm mất uy tín nhãn hiệu bằng việc lợi dụng
danh tiếng của nhãn hiệu của công ty khác để phục vụ việc kinh doanh của mình
hay việc đăng ký tên miền nhằm chiếm giữ quyền sử dụng tên miền nhằm cản trở
Công ty khác đăng ký tên miền và bán hàng kiếm lợi nhuận.
Bên cạnh đó, Theo Điều 198 Luật SHTT
quy định về biện pháp tự bảo vệ. Theo đó, Khoản 3 Điều 198 có quy định: “3. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả
năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202
của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh
tranh”. Như vậy, nếu cty bị xâm phạm có thể yêu cầu bên kia chấm dứt tên miền bằng
biện pháp dân sự bàng cách khởi kiện ra Tòa án hoặc các biện pháp hành chính
theo quy định về Luật Cạnh tranh.
CÔNG
TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để
có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật
sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng
đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail:luathongthai@gmail.com
Trụ
sở chính:
LK9-38
Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)