Xã hội công nghệ phát triển, hàng loạt trang mạng xã hội như Facebook, Twitter hay Instagram ra đời và có một lượng lớn người sử dụng. Mạng xã hội không chỉ là nơi giúp chúng ta có thể nhanh chóng cập nhật các thông tin mà còn là nơi giao lưu, kết bạn và giải trí. Tuy nhiên, vấn đề bảo mật khi sử dụng mạng xã hội vẫn đang là một vấn đề nóng và chưa có cách giải quyết triệt để.
1. Căn cứ pháp lý
- Hiến pháp 2013
- Nghị định 15/2020
- Bộ luật dân sự 2015
- Bộ luật hình sự 2015
19006248
2. Nội dung tư vấn
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về
đời sống riêng tư. Điều 21, Hiến pháp 2013 quy định rõ, mọi người có quyền bí mật
thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư
khác, không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại,
điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.. Bên cạnh
đó, Điều 38, Bộ luật dân sự 2015 cũng quy địnhvề quyền về đời sống riêng tư, bí
mật cá nhân, bí mật gia đình:
“Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí
mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí
mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công
khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người
đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến
bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật
có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở
dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân
được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín,
điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin
riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết
lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà
mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác.””
Đồng thời, Luật sư cũng cho biết thêm,
việc xâm nhập trái pháp vào tài khoản Facebook của người khác để đọc và phát
tán các tin nhắn trên mạng có thể sẽ bị xử lý theo Điều 80, Nghị định 15/2020
như sau:
“Điều 80. Vi phạm quy định
về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và
thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Truy cập trái phép vào
mạng hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển thiết bị số hoặc
thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số hoặc thay đổi tham số cài
đặt thiết bị số hoặc thu thập thông tin của người khác;
b) Xâm nhập, sửa đổi, xóa
bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng;
c) Cản trở hoạt động cung
cấp dịch vụ của hệ thống thông tin;
d) Ngăn chặn việc truy
nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng, trừ trường
hợp pháp luật cho phép;
đ) Làm mất an toàn, bí
mật thông tin của tổ chức, cá nhân khác được trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên
môi trường mạng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Trục xuất khỏi lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với người nước ngoài có hành vi vi
phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”
Ngoài ra, tùy theo tính
chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi, “hacker” còn có thể bị xử lý hình sư
theo quy định tại Điều 159, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
“Điều 159. Tội xâm
phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi
thông tin riêng tư khác của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật
hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh
cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người
khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư
tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng
mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín,
telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01
năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín,
nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, người thực hiện
hành vi bẻ khóa, xâm nhập trái phép vào tài khoản Facebook cá nhân của người
khác có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự, tùy theo tính chất và
mức độ nghiêm trọng của hành vi mà họ gây ra.