Rửa tiền không phải là một hiện tượng mới, hoạt động này đã bùng nổ với toàn cầu hóa, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội.
I.Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
II.Nội dung tư vấn
Rửa tiền là gì?
Rửa tiền là việc
biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản mà các cơ quan công quyền không thể
truy ra nguồn gốc phi pháp ấy
Hình phạt đối với tội rửa tiền
Căn cứ khoản 122 Điều 1 Luật sửa đổi bộ luật hình sự 2017,
sửa đổi bổ sung Điều 324 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội rửa tiền
“1. Người nào thực
hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a)
Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao
dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm
tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
b)
Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là
do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động
kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c)
Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển
hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có
cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các
thông tin đó;
d)
Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối
với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển
đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến
10 năm:
a)
Có tổ chức;
b)
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c)
Phạm tội 02 lần trở lên;
d)
Có tính chất chuyên nghiệp;
đ)
Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e)
Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g)
Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
h)
Tái phạm nguy hiểm.
3.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến
15 năm:
a)
Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b)
Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
c)
Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
4.
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
5.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định
tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền
từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000
đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại
Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt
tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt
động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03
năm.”.
Trong từng trường hợp bị truy tố và xét xử tại Tòa thì
tùy theo tính chất và mức độ phạm tội và nhân thân để Tòa án xem xét tuyên một
bản án phù hợp với hành vi phạm tội.
LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Trân trọng!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Hương Trinh