Trong thời gian vừa qua, không ít các vụ việc bạo lực trẻ vô cùng thương tâm và gây hậu quả rất nghiêm trọng cho trẻ cả về vật chất lẫn tinh thần. Vậy hành vi bạo lực trẻ sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
I.Căn
cứ pháp lý
- Luật trẻ em 2016
- Nghị định 144/ 2013/ NĐ-CP
II.Nội
dung tư vấn
Hành vi bạo lực trẻ em
được hiểu như thế nào?
Căn
cứ khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 “Bạo lực
trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức
khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành
vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.”
Xử
phạt hành vi bạo lực trẻ em
Tùy
theo từng trường hợp với những mục đích và mức độ nghiêm trọng của hậu quả để lại,
người thực hiện bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Căn
cứ theo Điều 8 Nghị định 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số quy định của pháp luật, bao gồm:
- Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử
tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá
nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm.
- Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm
nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, xao nhãng
ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
- Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy
trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần.
- Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các
hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.
Theo quy định tại Điều 27
Nghị định 144/2013/NĐ-CP, hành vi ngược đãi trẻ em có thể bị phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, phải áp dụng các biện pháp:
- Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh
(nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm;
- Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe
trẻ em đối với hành vi vi phạm;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do
thực hiện hành vi vi phạm;
Ngoài ra, hành vi bạo hành có thể chịu trách
nhiệm hình sự, một trong số các tội sau, cụ thể:
- Tội Hành hạ người khác quy định tại Điều 140
Bộ luật Dân sự 2015, với mức hình phạt từ 03 tháng đến 03 năm tù.
- Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe
của người khác, với mức hình phạt cao nhất từ bị phạt cải tạo không giam giữ 03
năm đến tù chung thân.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Hương Trinh
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|