Hiện nay việc mua bán các bộ phận trên cở thể con người diễn ra rất phổ biến, vậy mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thì bị phạt ra sao?
I. I. Căn cứ pháp lý
Bộ
Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
II. II. Nội dung tư vấn
Theo căn
cứ tại điều 154 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Điều 154. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ
phận cơ thể người
1. Người nào mua bán,
chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm.
2. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vì mục đích thương
mại;
c) Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn, nghề nghiệp;
d) Đối với từ 02
người đến 05 người;
đ) Phạm tội 02 lần
trở lên;
e) Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31%
đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung
thân:
a) Có tính chất
chuyên nghiệp;
b) Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Đối với 06 người
trở lên;
d) Gây chết người;
đ) Tái phạm nguy
hiểm.
4. Người phạm tội còn
có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cấu
thành tội phạm
Mặt
Khách quan:
Tội phạm này là tội phạm có
cấu thành hình thức, có nghĩa là, người phạm tội chỉ cần có hành vi thoả mãn
cấu thành tội phạm là đã phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.
Hành vi thuộc mặt khách
quan của tội phạm này là một trong hai hành vi là hành vi mua bán; hoặc hành vi
chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người hoặc vừa chiếm đoạt vừa mua bán. Trong
đó:
·
Hành
vi mua bán không trực tiếp tác động lên cơ thể nạn nhân mà hoàn toàn dựa vào
mục đích lợi nhuận và đối tượng của hành vi mua bán đó là mô hoặc bộ phận cơ
thể người.
·
Hành
vi chiếm đoạt thì có thể trực tiếp tác động lên cơ thể nạn nhân để chiếm đoạt
hoặc chiếm đoạt từ người khác và không phải mọi trường hợp chiếm đoạt đều vì
mục đích lợi nhuận.
Cần tách bạch giữa việc tác
động vào cơ thể nạn nhân để chiếm đoạt bộ phận cơ thể với hành vi tác động vào
nạn nhân để cố ý gây thương tích hoặc giết người bởi mục đích của hành vi này
là căn cứ quan trọng để định tội danh.
Về
hậu quả:
Người phạm tội chỉ cần có một trong hai hành vi trên là đã cấu thành tội phạm
mà không cần biết đã mua bán được chưa hay đã chiếm đoạt được chưa.
Trong trường hợp nạn nhân
đồng ý với việc mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thì người phạm
tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.
Mặt
Chủ quan:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý
gián tiếp. Người phạm tội cố ý thực hiện hành vi phạm tội nhằm mua bán, chiếm
đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.
Mặt
Khách thể:
Khách thể chính của tội phạm này là sức khỏe và tính mạng của người khác bởi
được xếp vào nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
con người trong Bộ luật hình sự (sd,bs 2017). Trực tiếp ở đây là mô và bộ
phận cơ thể của người. “Mô” dưới góc độ khoa học được hiểu là một tập
hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất
định. “Bộ phận cơ thể người” là sự tổng hợp của nhiều yếu tố trên
cơ thể người bao gồm các phần cơ thể, hay còn gọi là các khoang cơ thể, các cơ
quan khác trong hệ cơ quan của con người. Đấy là những bộ phận không thể tách
rời với cơ thể người nếu không xảy ra các yếu tố tác động từ bệnh lý hoặc ngoại
lực.
Mặt
Chủ thể:
Chủ thể thực hiện tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người không
phải là chủ thể đặc biệt. Bởi vậy người có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm
hình sự. Theo quy định tại khoản 2 điều 12 BLHS 2015 (sd,bs 2017) thì người từ
đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm này. Như vậy người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm
hình sự khi thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.
Trên đây là những tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Trân trọng!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Khánh Ly
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335z
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!